Biến dạng của kết cấu bao gồm độ võng, góc xoay, góc trợt, biên độ dao động. Tuy nhiên, biến dạng kết cấu cần phải khảo sát chủ yếu là độ võng. Độ võng của kết cấu và cấu kiện thờng liên quan với sự phát triển vết nứt trong kết cấu và cấu kiện.
(1) Đo độ võng: Đối với các kết cấu nhịp lớn và trong một số trờng hợp có yêu cầu, có thể phải tiến hành đo độ võng/chuyển vị khi cho kết cấu chịu tải (xe chạy qua, máy móc hoạt động, si-lô chứa đầy xi-măng, bể chứa đầy nớc v.v...) hoặc chất tải.
Việc chất tải thông thờng có thể tiến hành ít nhất theo 4 cấp tơng ứng với 0%, 25%, 50%, 75% và 100% tổng giá trị tiêu chuẩn của hoạt tải và các tải trọng khác khả dĩ tác dụng lên kết cấu.
Sau mỗi cấp chất tải, giữ tải 60 phút, đọc số liệu của các đồng hồ đo độ võng/chuyển vị tại các vị trí cần theo dõi.
Sau khi chất toàn bộ tải, đo độ võng/chuyển vị tại các vị trí cần thiết trên kết cấu. Sau đó giữ tải tối thiểu trong vòng 24 giờ. Đo tiếp độ võng/chuyển vị sau khi đã giữ tải đợc 24 giờ.
Dỡ toàn bộ tải ra khỏi kết cấu theo 2 cấp 50% và 100% tải, đọc số đo chuyển vị. Sau 24 giờ, đọc số đo một lần nữa.
(2) Giới hạn của biến dạng (độ võng): Giới hạn của biến dạng (độ võng) đợc qui định trong TCVN 5574:1991. Có thể đo độ võng của kết cấu từ khi bắt đầu cho kết cấu chịu tải (0%) cho đến khi chịu đủ tải qui định (100%), độ võng ban đầu có thể ngoại suy từ độ võng đo đợc khi chất tải với giả thiết sự đối xử của kết cấu ở giai đoạn trớc khi chất tải nằm trong giai đoạn đàn hồi.