Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 73 - 75)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Nhân tố chủ quan

- Chính sách tín dụng của Ngân hang:

Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường Tài chính quốc tế, đồng thời đối phó với tác động tiêu cực của dịch COVID-19, NHNN đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà cũng đã thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, một số nhóm khách hàng khó khăn mức giảm tối đa là 2%/năm so với lãi suất tại thời điểm hiện hành theo chính sách cho vay của Hội sở chính.

Tuy nhiên giải pháp hạ lãi suất trong bối cảnh hiện tại chưa thực sự mang lại hiệu quả kích thích vay vốn cho sản xuất kinh doanh do hầu hết doanh nghiệp bị ảnh hưởng cả đầu vào và đầu ra. Một số nhu cầu gần như hoàn toàn biến mất do ảnh hưởng của đại dịch. Bên cạnh đó, giảm lãi suất chỉ mới áp dụng cho các khoản vay mới, trong khi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thấp hoặc doanh nghiệp không đáp

ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vay vốn, như: có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính hoặc phương án kinh doanh tốt. Nhiều doanh nghiệp có nợ quá hạn tại ngân hàng nên không thể vay mới.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn/giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo quy định tại thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/1/2020 đối với các số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi.

Đây được coi là biện pháp hiệu quả để kiểm soát nợ xấu trong giai đoạn này. Việc không phải chuyển nợ quá hạn và được giữ nguyên nhóm nợ không chỉ giúp các ngân hàng tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, mà còn không phải thoái các khoản lãi dự thu đã phát sinh, cũng như sẽ tiếp tục phát sinh từ các khoản vay này, nhưng vẫn chưa thu được.

Nếu như các khoản cho vay bất động sản trước đây thường có rủi ro là định giá tài sản bảo đảm vượt quá giá trị thực, dẫn đến khi xử lý rất khó khăn do giá trị tài sản đã rớt giá sâu hoặc không đủ cơ sở pháp lý khiến ngân hàng mất vốn, thì các tài sản bảo đảm là nhà xưởng, hàng hóa có giá trị định giá sát thực tế hơn. Những tài sản này cũng có thể dễ xử lý hơn khi có thể tìm đối tác, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại quan tâm để bán lại. Các ngân hàng có một cơ sở khách hàng dồi dào, cũng như các mối quan hệ khá rộng nên có thể hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn muốn thoát ra khỏi ngành bằng cách giới thiệu với những khách hàng, đối tác khác đang muốn mua lại, thâu tóm, mở rộng sang các mảng kinh doanh mới. Giải pháp này vừa giúp khách hàng vượt qua khó khăn mà cũng giúp chính ngân hàng thu được nợ.

- Chất lượng cán bộ:

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà không thể thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn tập trung và sát hạch dành cho các cán bộ tín dụng như những năm trước. Bên cạnh đó, việc gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng để đẩy mạnh công tác tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã khắc phục được các hạn chế này bằng cách tổ chức các khóa học online để nâng cao trình độ chuyên môn dành cho các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Đồng thời, đây cũng là thời gian để cán bộ tín dụng học hỏi thêm kiến thức mới vàhọc nắm được những đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu tường tận về luật pháp, nắm vững thông tin thị trường và điều quan trọng hơn cả là nâng cao trình độ thẩm định tín dụng.

- Thông tin tín dụng:

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nguồn cung cấp thông tin cũng bị giảm đáng kể. Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong hoặc bên ngoài hệ thống ngân hàng. Muốn thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và toàn diện thì cần phải có bộ phận tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, loại trừ những thông tin bị nhiễu. Chất lượng thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới khoản vay. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng càng cao. Ngược lại, khi thông tin tín dụng không được cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng là sai lầm, việc đầu tư của ngân hàng là không hiệu quả và có thể xảy ra tình trạng mất vốn.

Do hạn chế về mặt đi lại và chưa thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để kiểm chứng thông tin tín dụng, nên thời gian xử lý thông tin cũng kéo dài hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, các bộ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Hồng Hà đã và đang trau dồi kiến thức và thực hành nhiều hơn để nâng cao trình độ cũng như xử lý thông tin tín dụng một cách nhanh gọn và chính xác nhất.

2.4. Đánh giá chất lượng cho vay DNNVV tại NHTMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Hồng Hà

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w