Chủ trương phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Chủ trương phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước

DNNVV ngày càng có vị thế và vai trò to lớn đối với nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam không phải ngoại lệ. Nhận thức rõ vấn đề phát triển DNNVV là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chiến lược xây dựng quan hệ sản xuất mới. Để thúc đẩy DNNVV phát triển, trong thời gian tới, cần tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp này ở một số mặt sau:

Về công nghệ: Cần hỗ trợ đổi mới công nghệ tại DNNVV như hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ cao; tạo thuận lợi cho thương mại hóa công nghệ được phát triển; phát triển các DNNVV sử dụng các công nghệ tiên tiến với đặc thù của Việt Nam; thúc đẩy hợp tác và phổ biến công nghệ thông qua biện pháp hợp tác công nghệ giữa các học viện, viện nghiên cứu, ngành công nghiệp và Chính phủ. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế hỗ trợ tra cứu thông tin khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ để các DNNVV có thể tiếp cận một cách có hiệu quả hơn nguồn thông tin sáng chế phục vụ nhu cầu sản xuất và đổi mới công nghệ.

Về tiếp cận tài chính, tín dụng: Cần tập trung tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận tài chính, tín dụng cho các DNNVV. Ngân hàng Nhà nước ngoài việc điều hành lãi suất theo hướng duy trì lãi suất thấp, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thì cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận DNNVV để tư vấn cho vay các dự án kinh doanh có hiệu quả, mở rộng các loại hình cho vay tín chấp và cho vay dựa trên phương án kinh doanh. Khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá điểm tín nhiệm doanh nghiệp để mở rộng cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; cơ cấu lại các khoản vay vốn với lãi suất cao trước đây. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại có ty lệ dư nợ cho vay các DNNVV ở mức cao.

Về thông tin: Hiện nay, các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các chính sách, pháp luật. Vì vậy, cần có chính sách tăng cường năng lực tiếp cận thông tin chính sách pháp luật cho khối DNNVV như xây dựng trang thông tin điện tử về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó cập nhật đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho DNNVV được ban hành từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương ở các lĩnh vực như trợ giúp về thuế, hỗ trợ công nghiệp phụ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp,... Khuyến khích, hỗ trợ DNNVV tham gia Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Tăng cường triển khai áp dụng đấu thầu qua mạng để khuyến khích và tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho các DNNVV.

Về phát triển nguồn nhân lực: Triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực hằng năm cho DNNVV; định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để nắm bắt nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của DNNVV, thông qua đó để có cơ sở đổi mới nội dung, phương thức phù hợp yêu cầu nguồn nhân lực; rà soát và lồng ghép các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động, nhất là hình thức giao dịch về việc làm chính thức trên thị trường lao động nhằm kết nối cung - cầu lao động; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu SXKD. Hơn nữa, cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho DNNVV; bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo các doanh nghiệp cần thực thi theo đúng pháp luật.

Phát triển các vườn ươm doanh nghiệp: Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy để khuyến khích đổi mới và phát triển DNNVV, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, rất cần tạo các trung tâm vườn ươm. Theo ưu tiên của Chính phủ, trước mắt, thí điểm xây dựng vườn ươm doanh nghiệp trong một số lĩnh vực ưu tiên, tập trung vào đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và có tính cạnh tranh cao. Do vậy, cần có hệ thống chính sách thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới và nâng cao khả năng làm chủ doanh nghiệp

trong các lĩnh vực này bao gồm tài trợ, nhân sự, thông tin và các dịch vụ hỗ trợ để thành lập doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w