Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 93 - 94)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước nên nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. Hơn nữa, cần nâng cao việc thực hiện nghiệp vụ trong phân tích và xếp hạng tín dụng, đánh giá doanh nghiệp chính xác hơn để phục vụ cho hoạt động cho vay. Do hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều sử dụng nguồn thông tin từ hệ thống thông tin của NHNN để phục vụ cho hoạt động của mình. Chính vì hệ thống thông tin chưa hiệu quả, còn kém nhanh nhạy đã gây nhiều bất cập trong hoạt động tín dụng. Đặc biệt trong giai đoạn diễn biến dịch bệnh phức tạp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và không bảo đảm được nguồn lực tài chính, thì cần nâng cao vai trò của hệ thống trong việc cảnh báo các ngân hàng trước khi cho vay.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu các giải pháp như tái cấp vốn, cấp bù lãi suất và có cơ chế xác định nhóm nợ, cơ chế trích lập dự phòng, xử lý rủi ro riêng… để hỗ trợ và khuyến khích các ngân hàng triển khai. Ngoài ra, cần có những cơ chế mới thích hợp hơn, thông thoáng hơn để các ngân hàng chủ động xem xét nhu cầu vay vốn của DN; tư vấn đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành để đưa ra các gói hỗ trợ DNNVV sát với thực tế thị trường, đưa ra các chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cũng phải thường xuyên cập nhật tình hình thực tế để ban hành các văn bản quy định hoạt động của ngân hàng thương mại, từ đó có các biện pháp hỗ trợ DNNVV khi cần thiết và đảm bảo các ngân hàng có thể cạnh tranh công bằng. Để làm được điều đó, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế cho vay DNNVV riêng phù hợp với đặc điểm của loại hình DNNVV.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Một là, xây dựng một chiến lược Marketing cho riêng sản phẩm

khách hàng DNNVV. Hiện nay, một trong những việcs NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam cần làm là ban hành chiến lược sản phẩm, trong đó chỉ rõ những đối tượng khách hàng và những ngành hàng nào cần tập trung hướng tới. Việc này sẽ giúp cho hoạt

động tín dụng của hệ thống đạt hiệu quả cao hơn, có tính định hướng lâu dài; từ đó mới có thể nâng cao được chất lượng tín dụng.

Hai là, có những hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính chi cho hoạt động khuyến mãi, duyệt bổ sung thêm chi tiêu cho hoạt động tiếp thị, khuyến mãi theo đề nghị của Chi nhánh, để Chi nhánh có thể mở rộng hoạt động tiếp thị nhằm tăng cường huy động vốn và tiếp cận thêm nhiều khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về giao dịch và vay vốn tại Chi nhánh.

Ba là, hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhằm nâng cao hơn trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm, nhất là kiến thức về marketing, tiếp thị và kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường khả năng khai thác dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, khả năng khai thác thông tin của hệ thống chưa nhanh nhạy để đáp ứng cập nhật thông tin kịp thời. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống là một yêu cầu cấp thiết hiện nay khi thông tin là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của chiến lược kinh doanh.

Năm là, tăng cường quản lý trước, trong và sau cho vay; quản lý thu nợ chặt chẽ để giảm thiểu nợ xấu, đảm bảo thu được nợ đã cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hồng Hà. (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w