Xây dựng hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và hiện đại thúc đẩy quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở

Một phần của tài liệu Cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 157 - 159)

đại thúc đẩy quá trình cơ cấu lại thị trường nhà ở

Đây là giải pháp quan trọng, để TTNƠ trên địa bàn TPHN hoạt động thông suốt, đòi hỏi các yếu tố cung, cầu, giá cả của thị trường nhà ở phải có sự gắn kết và phối kết hợp nhịp nhàng, trong đó hệ thống trung gian là cầu nối, mối liên hệ gắn kết giữa các yếu tố cơ bản của TTNƠ với nhau và các yếu tố khác đảm bảo cho TTNƠ hoạt động ăn khớp, thông suốt và hiệu quả.

Thị trường nhà ở là một dạng thị trường lớn, phức tạp và đặc biệt, có nhiều chủ thể tham gia. Bên cạnh, các chủ thể mua, bán và cơ quan quản lý nhà nước, đó là các hệ thống trung gian, môi giới kết nối cung cầu; là các định chế tài chính hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người mua nhà; các tổ chức cung cấp thông tin về nhà ở; các tổ chức bảo hiểm, dịch vụ tư vấn... Do đó, để cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN, cần phải xây dựng hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và hiện đại.

Xây dựng hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và hiện đại là xây dựng các hệ thống trung gian và dịch vụ hỗ trợ có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và có quy mô phù hợp làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp với các chủ thể tham gia thị trường với công nghệ hỗ trợ tiên tiến và hiện đại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường và thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TTNƠ trên địa bàn TPHN nhanh và hiệu quả. Để thực hiện tốt giải pháp này cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực hệ thống các sàn giao dịch nhà ở, các trung tâm môi giới, các đơn vị định giá nhà ở hoạt động lành mạnh và chuyên nghiệp.

Để hướng đến một thị trường dịch vụ nhà ở chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTNƠ trên địa bàn TPHN, cần phát huy vai trò của hiệp hội môi giới BĐS. Nâng cao vai trò, địa vị pháp lý của nhà môi giới trong các giao dịch, trong các văn bản hợp đồng cần có xác nhận của môi giới với mã số hành nghề riêng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo, sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới. Trong đó tập trung vào việc

thực hiện pháp luật kinh doanh nhà ở và đạo đức nghề nghiệp. Quy định bắt buộc phải hoàn thành chương trình đào tạo sát hạch chứng chỉ. Thường xuyên bổ sung cập nhật kiến thức hành nghề. Quá trình cấp, quản lý mã số định danh, khuyến cáo và giám sát hội viên thực hiện theo đúng pháp luật. Quy định cơ chế báo cáo đối với các đơn vị môi giới không phải là sàn giao dịch, đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để xây dựng chính sách và điều tiết thị trường. Đồng thời, tạo sự công bằng cho tất cả các tổ chức tham gia hoạt động môi giới BĐS. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc hành nghề môi giới BĐS.

Thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các định giá viên, đảm bảo cho việc định giá khác quan, hiệu quả là cơ sở cho quá trình giao dịch giữa người mua và người bán. Với vai trò của phương pháp định giá BĐS trong hoạt động của TTNƠ hiện nay, việc xác định các phương pháp định giá phù hợp với từng loại hình nhà ở trở thành nội dung rất quan trọng. Với các phương pháp định giá, có thể lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp với tính chất của loại hình nhà ở, luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa của TTNƠ hiện nay. Với mục tiêu hỗ trợ, cung cấp dịch vụ của TTNƠ, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, kinh doanh nhà ở và người dân theo đúng pháp luật, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả vận hành của TTNƠ.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo về thị trường nhà ở thống nhất, tin cậy làm cơ sở cho hoạch định chính sách và quản lý thị trường một cách hiệu quả

Việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và TTNƠ là cần thiết. Bởi vì, các thông tin, dữ liệu về nhà ở và TTNƠ của Việt Nam hiện nay nói chung và TPHN nói riêng còn thiếu và chưa kịp thời, kể cả về phục vụ công tác quản lý và đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Vấn đề mất cân đối của TTNƠ thời gian qua phần lớn do chưa có một hệ thống thông tin thị trường phục vụ cho việc định hướng phát triển của TTNƠ. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, do thiếu dữ liệu thống kê và thông tin chuẩn xác về tình hình thị trường nên việc ban hành pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến TTNƠ chưa kịp thời, hiệu quả. Về phía các chủ đầu tư, việc không nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin về quy hoạch, chính sách đất đai khiến nhiều chủ đầu tư đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư hoặc đưa ra các quyết định đầu tư sai. Đối với người mua nhà, cách phổ biến nhất là sử dụng internet để tìm kiếm, đăng tin về nhu cầu. Do đó, để xây dựng hệ thống thông tin về TTNƠ thống nhất, tin cậy cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, việc xây dựng hệ thống thông tin nhằm thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà ở và TTNƠ đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến Thành phố, có độ tin cậy là căn cứ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố dự báo nhu cầu để xây dựng các chỉ số thị trường, là cơ sở để hoạch định cơ chế chính sách cơ cấu lại TTNƠ. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Hai là, việc xây dựng hệ thống thông tin, dự báo về nhà ở và TTNƠ có liên quan đến việc tổng hợp thông tin do các sở, ngành, tổ chức khác nhau. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả và thống nhất các sàn giao dịch nhà ở phải có trách nhiệm báo cáo thông tin về TTNƠ, bao gồm các số liệu như số lượng giao dịch, giá cả giao dịch. Nghiên cứu đề xuất hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về TTNƠ. Các thông tin liên quan đến nhà ở và TTNƠ được phân làm nhiều mảng, do nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau quản lý theo lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ được giao. Cơ quan quản lý TTNƠ (Sở xây dựng) có trách nhiệm tổng hợp và công bố thông tin về TTNƠ công khai, minh bạch, dân chủ và thống nhất.

Ba là, đối tượng, hình thức khai thác, sử dụng hệ thống thông tin cần đa dạng hóa để thuận tiện cho việc tra cứu, cập nhật thông tin. Việc công bố, tra cứu thông tin trực tiếp qua Internet hoặc mạng chuyên dụng được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, ngoài những thông tin cần công bố rộng rãi để định hướng xã hội, để đảm bảo cho việc sử dụng thông tin phù hợp, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu căn cứ theo mục đích sử dụng từng nhóm đối tượng để cung cấp cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời thực hiện xã hội hóa xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và TTNƠ cho các đối tượng sử dụng thông tin theo cơ chế thị trường và các quy định của pháp luật. Thực hiện cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực, nhất là thông tin từ các chủ đầu tư, các nhà môi giới đối với người mua sản phẩm nhà ở, bảo đảm để thị trường hoạt động công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Cơ cấu lại thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Trang 157 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w