Một số kiến nghị vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của khu du lịch sinh thái vĩnh hưng (Trang 55 - 57)

Giám Đốc Nhân

4.3.2 Một số kiến nghị vĩ mô

+ Kiến nghị với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch

Với mong muốn cho hoạt động du lịch nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch có điều kiện phát triển tốt hơn. Em xin có một số kiến nghị đề xuất với Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch như sau:

- Tổng cục du lịch cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch. Tăng cường những cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch, nhất là các thị trường trọng điểm, giảm bớt các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhưng cũng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

- Tổ chức kiểm tra các nghiệp vụ kỹ thuật đối với các dịch vụ của doanh nghiệp. Có sự phối hợp với các ban ngành liên quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành để thực hiện các hội thi nâng cao tay nghề cho nhân viên trong doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

- Tiếp tục coi trọng và quan tâm hơn đến công tác dự báo khoa học và chính xác về nguồn khách quốc tế, xu hướng thị trường khách du lịch để cung cấp thông tin cho những đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch. Từ những dự báo đưa ra những khuyến cáo kịp thời trong việc triển khai thu hút khách phù hợp với khả năng tiếp đón và cung ứng dịch vụ chất lượng cao.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, đẩy mạnh việc thực hiện triển khai các chiến lược phát triển du lịch, công tác khảo sát các tuyến điểm du lịch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tu bổ các tuyến điểm du lịch trọng điểm tạo sức hấp dẫn đối với du khách, quản lý bảo vệ môi trường, bỏa vệ các di tích lịch sử, di tích cách mạng, cảnh quan thiên nhiên và các làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên cơ sơ nguồn dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể định hướng được các sản phẩm dịch vụ của mình để phục vụ khách hàng.

- Tăng cường đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín phục vụ. Hình thành tổ chức đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Hàng năm đưa ra bảng xếp hạng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch. - Bên cạnh đó cần có sự phối hợp hoạt động giữa các ban ngành khác nhau, đảm bảo các quy định về vui chơi giải trí, giao thông… không gây ra những trở ngại cho việc phát triển du lịch. Phối hợp với bộ công an xây dựng các biện pháp phòng chống các tệ nạn trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung.

- Tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu du lịch trê n phạm vi cả nước. Triển khai đồng bộ việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới. Có chính sách giảm thuế VAT và thuế thu nhập cho doanh nghiệp du lịch.

- Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt, tranh thủ sự hợp tác quốc tế. Kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để không gây

những ảnh hưởng tiêu cực cho những khách hàng trong nước cũng như khách hàng quốc tế đến Việt Nam.

+ Kiến nghị với thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch trê n địa bàn Hà Nội hoạt động phụ thuộc nhiều vào chính sách sản phẩm du lịch của thành phố Hà Nội. Em xin có một số đề xuất sau:

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch du lịch, nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch thành phố Hà Nội trong thời gian tới một cách tổng thể, nhằm tránh tình trạng xây dựng các khu du lịch một cách ồ ạt, không theo quy hoạch gây mất cảnh quan cũng như tác động tiêu cực đến vấn đề an ninh trật tự và bảo vệ môi trường của các điểm du lịch trên địa bàn.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý nhà nước về du lịch.

- Có kế hoạch tôn tạo các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, tổ chức các lễ hội hiệu quả hơn để thu hút khách

- Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho ngành du lịch, phấn đấu đạt các kế hoạch đề ra. Tăng cường các hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thông tin liên lạc, tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên địa bàn thành phố đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng ngân sách của thành phố cho việc xúc tiến, quảng cáo du lịch của thành phố nhằm thu hút khách trong nước và ngoài nước đến với Hà Nội nhiều hơn. - Phối hợp với các ban ngành và Tổng cục du lịch trong việc thực hiện các chương trình quản bá hình ảnh của Thành phố Hà Nội với các thị trường khách trọng điểm. Đồng thời, cần chú trọng đến công tác đào tạo, dạy nghề nhằm cung cấp cho thị trường những lao động có trình độ chuyên môn tay nghề, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ là một vấn đề cần được quan tâm.

- Khai thác một cách hợp lý nguồn tài nguyên của thành phố. Việc khai thác này phải tuân theo quy hoạch phát triển du lịch của thành phố, đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh cũng như các hiệu quả xã hội và phát triển bền vững. Tiếp tục và giữ vững thị trường khách trong nước, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm. Với đội ngũ nhân lực thì cần phải tăng cường đầu tư để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có sự phối hợp liên ngành, liên vùng quốc gia để phát triển du lịch theo xu thế chung của du lịch khu vực và thế giới.

- Ngoài ra, Sở văn hóa thể thao du lịch thành phố Hà Nội cần phối hợp với Tổng cục du lịch kiểm tra giám sát và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã quy định và tạo lập lòng tin từ phía khách hàng, gây dựng uy tín cho các doanh nghiệp du lịch thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của khu du lịch sinh thái vĩnh hưng (Trang 55 - 57)