2.1.2.1. Khái niệm và phân loại trường đại học
Trường đại học là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung học phổ thông dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng tiếp tục học tập. Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoa học trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề. Các trường đại học có thể cung cấp các chương trình bậc đại học và sau đại học.
Theo Luật GDĐH năm 2013 (sửa đổi năm 2019) của Việt Nam thì trường đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng
đồng. Trường ĐH công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ
sở vật chất. Các trường ĐHCL thực hiện chức năng đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu vì cộng đồng xã hội. Các trường ĐHCL có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Hệ thống các trường đại học có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau; tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu để áp dụng các tiêu chí khác nhau trong cách phân loại các trường đại học. Căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
trường đại học được phân thành trường đại học định hướng nghiên cứu và trường đại học định hướng ứng dụng. Căn cứ theo loại hình đầu tư thì các trường đại học phân thành trường đại học công lập và trường đại học tư thục. Trong đó, trường ĐHCL do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; trường đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
2.1.2.2. Vai trò của Trường Đại học trong việc thực hiện mục tiêu của GDĐH
Trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu
đặt ra của GDĐH. Trước hết, trường đại học góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thông qua đào tạo nguồn lực bậc cao về khoa học và công nghệ (Trần Văn Tùng, 2010). Ví dụ, tại Đài Loan, cơ cấu đa ngành về công nghệ đã
được mở rộng nhanh chóng để tiếp thu công nghệ hiện đại từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến phương tây. Tương tự như vậy, Hàn Quốc đã đầu tư cho nguồn nhân lực của mình tập trung vào giáo dục bậc cao, dẫn đến tỷ lệ học sinh vào đại học của Hàn Quốc (thế kỉ 21) đã cao hơn cả Mỹ và trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực hình thành vốn con người. Tại Anh, sự đóng góp của trường đại học vào nền kinh tế là rất lớn và đa dạng. Sựđóng góp này gồm từ việc tạo việc làm, cung cấp các kỹ năng, sáng tạo và chuyển giao tri thức, cộng tác với các công ty và các đối tác thuộc tất cả các quy mô, mua và cung cấp một loạt các sản phẩm trực tiếp và thông qua các nhân viên và sinh viên, tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc, thu hút đầu tư trong nước, mạng lưới cựu sinh viên, lãnh đạo dân sự, vv (Nguyễn Văn Thư, 2015).
Bên cạnh đó, trường Đại học có vai trò chính trong thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, gắn liền công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
và sản xuất kinh doanh. Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các trường Đại học
đóng vai trò trung tâm trong việc đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm không chỉ có ích cho xã hội mà còn đem lại giá trị cao về mặt kinh tế. Tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học với sự phát triển kinh tế, công nghệ của một quốc gia càng có tầm quan trọng đặc biệt vì sẽ ngày càng khan hiếm nguồn đầu tư nước ngoài vào khu vực công nghệ (Phan Quốc Nguyên, 2006).
Ngoài ra, vai trò của trường đại học trong việc thực hiện mục tiêu của GDĐH còn thể hiện trên các phương diện: trường đại học góp phần quan trọng trong nghiên cứu khoa học, cũng như tư vấn hoạch định chính sách cho nhà nước; hay có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên