Khái niệm chất lượng đầu rac ủa sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam (Trang 54 - 58)

Đối với bất kỳ cơ sở giáo dục nào sinh viên là tài sản quan trọng nhất. Sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia gắn liền với chất lượng đầu ra của sinh viên. Thành tích học tập của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một đội ngũ sinh viên ra trường có chất lượng đầu ra tốt nhất, người sẽ trở thành lãnh đạo và nhân lực của một quốc gia cụ thể, do đó chịu trách nhiệm cho đất nước phát triển kinh tế và xã hội (Ali et al, 2009).

Nâng cao chất lượng GDĐH có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở mỗi quốc gia. Một trong những cách thức được sử dụng đánh giá chất lượng đầu ra của GDĐH đó là đánh giá thông qua kết quả đào tạo mà cụ thể là chuẩn đầu ra và chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường đại học. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục đào tạo đại học là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình

đó; là những chỉ số về phẩm chất, kiến thức, kĩ năng, hành vi, năng lực hay tổng quát hơn là các kĩ năng cứng, kĩ năng mềm của người học có được sau khi kết thúc chương trình giáo dục, đào tạo đó trong nhà trường (Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan, 2010). Một cách khái quát, chuẩn đầu ra có thể được xem như lời cam kết của nhà trường đối với xã hội về những kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, qua đó khẳng định những năng lực lao động cụ thể mà sinh viên sẽ thực hiện được sau khi đào tạo tại nhà trường. Việc xác định rõ được chuẩn đầu ra đem lại lợi ích rất lớn cho nhà trường, giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng và xã hội. Đối với nhà trường, chuẩn đầu ra là cơ sởđể nhà trường xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Đối với giảng viên, chuẩn đầu ra là cơ sởđể

giảng viên thiết kế lại nội dung giảng dạy cũng như lựa chọn phương pháp dạy học tích cực, lượng hóa rõ ràng về tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên, qua đó thực hiện được tính tích cực trong dạy học. Đối với sinh viên, chuẩn đầu ra giúp sinh viên lượng hóa được mục đích học tập của mình, xác định cụ thể các yêu cầu đối với bản thân, từ đó không ngừng nỗ lực học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra, đáp

ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Cũng nhờ vậy sẽ tăng cường cơ hội học tập và việc làm của sinh viên. Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, chuẩn đầu ra là cơ sở để các tổ chức, cá nhân xác định được các kiến thức, kĩ năng của sinh viên có

được sau tốt nghiệp. Đối với xã hội, đây là cơ sởđể xã hội giám sát hoạt động đào tạo của các trường và có quyền đòi hỏi các trường điều chỉnh hoạt động để thực hiện đúng chuẩn đầu ra đã được xác định (Bùi Hữu Mô, 2017).

Năm 2015, Bộ GD&ĐT đã ra quy định về năng lực tối thiểu mà sinh viên cần

đạt được sau khi tốt nghiệp đại học, bao gồm: (i) Kiến thức: Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tếđể có thể

giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; (ii) Kỹ

năng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân

tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền; Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu

được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử

lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung

đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn; (iii) Năng lực tự chủ

và trách nhiệm: Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình (Thông tư số

07/2015/TT-BDG ĐT ngày 16/4/2015 của Bộ GD&ĐT). Ngoài ra, trong khung trình

độ quốc gia Việt Nam cũng đã chỉ ra các kiến thức, kỹ năng mà sinh viên đại học cần

đạt được trước khi tốt nghiệp, bao gồm: có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ (QĐ 1982/2016 ngày 18/10/2016 của TTCP ban hành Khung trình độ quốc gia VN).

Chất lượng đầu ra sinh viên là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố. Có nhiều cách giải thích khác nhau về kết quảđào tạo hay chất lượng đầu ra sinh viên trên thế giới. Một cách chung nhất có thể hiểu: Chất lượng đầu ra sinh viên là tổng thể

những kiến thức, kỹ năng, thái độ được tạo nên thông qua đào tạo đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia ở mỗi thời kỳ, đảm bảo và đáp ứng được sự kỳ vọng, mong đợi của

đối tượng liên quan, cộng đồng xã hội về tâm lực, trí lực, thể lực của nguồn nhân lực

Với đặc thù của ngành sư phạm, nơi đào tạo những nhà giáo tương lai của đất nước, chương trình, mục tiêu đào tạo và yêu cầu chất lượng đầu ra của sinh viên sư

phạm cũng có những điểm khác biệt. Mục tiêu và yêu cầu chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm như sau:

Thứ nhất, giúp sinh viên nắm vững hệ thống những tri thức khoa học cơ bản về

các lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp giảng dạy bộ môn. Có những hiểu biết nhất định về tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…để sau khi ra trường, họ có kiến thức cần thiết và tự tin tham gia vào quá trình dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục một cách hiệu quả.

Thứ hai, phát triển cho sinh viên những năng lực nghề nghiệp cốt lõi giúp họ

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ dạy học, giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các năng lực cụ thể cần hướng tới phát triển cho sinh viên trong

đào tạo nghiệp vụ sư phạm được xác định là:

(1) Năng lực tìm hiểu người học và môi trường giáo dục bao gồm: Năng lực tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lí, điều kiện hoàn cảnh sống của cá nhân người học; năng lực tìm hiểu tập thể lớp; năng lực thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường; năng lực tìm hiểu môi trường gia đình; tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, trong nước và quốc tế để vận dụng vào dạy học, giáo dục.

(2) Năng lực giáo dục bao gồm: năng lực giáo dục qua dạy học môn học; Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm; Năng lực giải quyết tình huống sư phạm; Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi; Năng lực đánh giá kết quả giáo dục; Năng lực tư vấn và tham vấn học đường.

(3) Năng lực dạy học bao gồm: Năng lực phát triển chương trình môn học; Năng lực lựa chọn và vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học bộ môn..

(4) Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức học sinh (5) Năng lực giao tiếp, hợp tác

(6) Năng lực hoạt động xã hội (7) Năng lực phát triển nghề nghiệp

Thứ ba, góp phần hình thành cho sinh viên sư phạm tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức của người giáo viên tương lai, đó là: (1) có tinh thần hợp tác và đoàn kết với đồng nghiệp, có ý thức tạo dư luận xã hội lành mạnh để thực hiện mục tiêu giáo dục; (2) có lối sống văn minh, tác phong sư phạm hợp chuẩn mực, làm

việc khoa học, độc lập, tự giác, sáng tạo; (3) tôn trọng, đối xử công bằng, công khai với người học và có trách nhiệm với công việc; (4) có phẩm chất chính trị tốt: Chấp hành các chính sách của Đảng và nhà nước; thực hiện nghĩa vụ của người công dân với đất nước; (5) có đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, yêu người, thực hiện tốt các quy

định, chính sách của ngành giáo dục và là tấm gương sáng cho người học noi theo.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)