Trường đại học sư phạm và đặc điểm hoạt động của trường đại học sư phạm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam (Trang 38 - 44)

2.1.3.1. Trường đại học sư phạm

Sư phạm là ngành nghề cao quý và luôn được coi trọng trong xã hội. Theo phiên âm Hán Việt: sư có nghĩa là thầy còn phạm là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, sư phạm có nghĩa chỉ người thầy mẫu mực, khuôn phép. Trường Đại học Sư phạm là nơi đào tạo ra những cá nhân tham gia vào sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

2.1.3.2. Đặc điểm hoạt động của trường đại học sư phạm

Hệ thống trường sư phạm là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giáo dục quốc dân, đây là môi trường đào tạo giáo viên nhằm phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội. Các trường sư phạm có những nhiệm vụđặc trưng (riêng) cơ bản đó là:

Thứ nhất, đào tạo sinh viên thành những nhà giáo chuyên làm công tác dạy học, quản lí giáo dục học sinh trong nhà trường mầm non, phổ thông và những nhà sư phạm có chuyên môn sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có trình độ, có lí tưởng, niềm tin, có phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị tốt đẹp của người giáo viên hiện đại nói riêng và người công dân toàn cầu nói chung.

Thứ hai, đào tạo sinh viên trở thành các nhà nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng đạt trình độ tiên tiến.

Thứ ba, vì đối tượng của người giáo viên phổ thông/mầm non là những con người có điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau, có thế giới tâm hồn rất phong phú và đa dạng nên nội dung dạy học ở trường sư phạm không chỉ là hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, kĩ năng nghiệp vụ và thái độ, đạo đức nghề dạy học được xây dựng theo mô hình hoạt động của các nhà giáo dục do xã hội và ngành giáo dục yêu cầu mà còn tập trung vào những gì người giáo viên cần biết, cần làm để đảm bảo rằng tất cả học sinh của họ trong tương lai đều được học.

Thứ tư, sinh viên các trường sư phạm khi vào trường là được đào tạo chuyên ngành như: Lý, Hóa, Sinh, Toán, Giáo dục tiểu học...., khác với sinh viên các trường khác thông qua đại cương và các môn chung sau đó mới đi sâu vào chuyên ngành sau.

Những nhiệm vụ đặc trưng cơ bản trên của trường sư phạm trong công tác đào tạo giáo viên được thể hiện cụ thể như sau:

Giảng viên ở các trường sư phạm có vai trò và trọng trách vô cùng lớn lao đó là

đào tạo các thế hệ sinh viên trở thành những người giáo viên tốt, những người có khả

năng giải quyết hiệu quả các vấn đề của thực tiễn đời sống, có lí tưởng, niềm tin, có phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị tốt đẹp để dạy học, giáo dục con người có chất lượng.

Đối với người giáo viên, lao động của họ là một loại lao động đặc biệt, sản phẩm lao động của họ cũng là sản phẩm đặc biệt, không phải là giá trị vật chất mà là những giá trị tinh thần, đó là nhân cách của những thế hệ trẻ đang lớn lên, đang hình thành và phát triển toàn diện, biết tư duy, sáng tạo, biết cách vận dụng kinh nghiệm sống và tri thức khoa học để giải quyết hiệu quả mọi vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Do đó, giáo viên phải có tình cảm trong sáng, cao thượng, có lòng bao dung độ

lượng, có trách nhiệm, kỉ luật, có tình yêu con người, yêu nghề dạy học xứng đáng với vị trí của mình trong xã hội “người kĩ sư tâm hồn”.

Để giúp tất cả sinh viên sư phạm sau khi ra trường trở thành những người giáo viên có phẩm chất trên để dạy chữ - dạy người, giảng viên ở các trường sư phạm phải là “cỗ máy cái”, là “người thầy” mà trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải có bản lĩnh chính trị, luôn mẫu mực về đạo đức, tích cực đi đầu trong trong việc tự học và sáng tạo, là người dùng niềm tin để tác động đến niềm tin, dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Đúng như sự nhấn mạnh của Xukhomlinxky: Điều kiện quan trọng nhất để hình thành niềm tin sư phạm là thường xuyên làm cho người giáo viên nắm các tư tưởng giáo dục, làm cho họ say sưa với các tư tưởng đó, làm việc cụ thểđể thực hiện các tư

tưởng đó. Niềm tin được hình thành phải trở thành kim chỉ nam cho công tác thực tế

của giáo viên (Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, 1987).

Một vấn đề nữa mà giảng viên các trường sư phạm quan tâm đó là làm những việc để mọi sinh viên đều học được và khi ra trường sẽ vận dụng vào môi trường lớp học để dạy học hiệu quả (Giảng viên sư phạm dạy sinh viên cách dạy). Thực tế cho thấy, khi bước chân vào giảng đường sư phạm để học nghề dạy học, mỗi sinh viên có trình độ nhận thức, điều kiện hoàn cảnh sống khác nhau, do đó kiến thức và kĩ năng sư

phạm ban đầu cũng khác nhau, chẳng hạn như: một bộ phận sinh viên đắm chìm trong kiến thức chuyên môn thuộc chuyên ngành đã chọn (Toán, Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Sinh...) nhưng xa lạ với lớp học và học sinh (đối tượng mà mình sẽ dạy trong tương lai). Một số sinh viên khác có nhiều kinh nghiệm trong quản lí học sinh, có hiểu biết vềđặc điểm phát triển tâm, sinh lí của học sinh do được trải nghiệm việc dạy học một số môn mà bản thân có tiềm năng trước và trong quá trình học nghềở trường sư phạm nhưng lại yếu về phương pháp, kĩ thuật, hình thức tỏ chức dạy học. Số sinh viên khác

có kĩ năng giao tiếp, thuyết trình nhưng khả năng tiếp cận học sinh và xử lí tình huống sư phạm lại hạn chế...

Trước sự khác biệt về kiến thức và kĩ năng sư phạm của sinh viên, giảng viên sư phạm sẽ không có một phương pháp nào là duy nhất (vạn năng) để giải quyết những mâu thuẫn đó ở tất cả sinh viên. Nhưng với vai trò là “cỗ máy cái”, giảng viên sư phạm đã làm một việc quan trọng đó là sử dụng mọi phương pháp dạy học - giáo dục và đều đảm bảo việc giúp sinh viên hiểu được những điều cơ bản nhất của việc học tập, của sự phát triển, của chương trình và việc giảng dạy trước khi thực hành một cách độc lập theo yêu cầu của giảng viên. Việc tập làm nghề dạy học - giáo dục với các hoạt động: giảng dạy; tổ chức hoạt động trải nghiệm/hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; xử lí tình huống sư phạm; giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi...của sinh viên luôn có sự giám sát của giảng viên.

Điểm đặc biệt trong chương trình môn học của giảng viên là: chương trình được hình thành từ những gì sinh viên cần học và cách họ học. Nghĩa là, để giúp mọi sinh viên sau khi ra trường có chuyên môn tốt để hành nghề dạy học thành công, giảng viên sư phạm đã tổ chức cho sinh viên vẽ bản đồ tư duy về việc dạy học, giáo dục hiệu quả, chất lượng và những yếu tố tác động đến việc học tập, tu dưỡng của học sinh. Qua đó, sinh viên có thể tiếp tục tìm kiếm và bổ sung phương pháp, kĩ thuật, hoạt động.... vào nghề dạy học của mình.

Ngoài ra, giảng viên sư phạm cũng luôn quan tâm đến việc tổ chức quá trình

đào tạo dựa vào sự phát triển của sinh viên, chuyển từ việc tổ chức cho sinh viên tập trung vào bản thân sang hướng sự tập trung vào việc học của học sinh mà họ sẽ dạy trong tương lai. Chuyển từ dạy lí thuyết sang dạy thực hành trong môi trường giảđịnh và môi trường thực tế, sau đó tất cả sinh viên cùng phân tích, rút kinh nghiệm và đưa ra quan điểm nhất quán để cùng áp dụng vào thực tiễn dạy học, giáo dục sau này. Giảng viên trường sư phạm là những người nắm chắc chuẩn đầu ra, nắm chắc các phương pháp dạy học, giáo dục và có kĩ năng sư phạm để trở thành một chuyên gia vận dụng các phương pháp, kĩ năng sư phạm một cách phù hợp, hiệu quả trong quá trình đào tạo. Nhờ đó giúp mọi sinh viên ý thức được rằng: người làm nghề dạy học luôn phải tự học suốt đời, học từ thực tiễn nghề nghiệp của chính họ và từđồng nghiệp.

b) Đối với hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm được hiểu là toàn bộ những kĩ năng nghề nghiệp thiết yếu mà người giáo viên phải có để thực hiện quá trình dạy học và giáo dục học sinh (Nguyễn Thị Kim Dung, 2015). Lục Thị Nga (2007) cho rằng “Nghiệp vụ sư phạm

bao gồm những kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với nghề dạy học nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện được quá trình giáo dục – dạy học theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của mình”. Như vậy, nghiệp vụ sư phạm có thể hiểu là công việc thuộc chuyên môn của nghề dạy học.

Trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm chung bắt buộc bao gồm các học phần về: Tâm lý học; Giáo dục học; Thực hành sư phạm; Thực tập sư phạm; Phương pháp dạy học bộ môn. Ngoài các học phần bắt buộc, chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm còn có thêm các học phần tự chọn, chẳng hạn như: Giao tiếp sư phạm; Tham vấn học đường; Tâm lý học giới tính; Những vấn đề giáo dục cần cập nhật; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học... Thông qua các học phần, sinh viên được trang bị kiến thức và kĩ năng phát triển chương trình giáo dục, tổ chức các hình thức dạy học mới và đánh giá, hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu, cũng như năng lực tự bồi dưỡng về học vấn giáo dục đại học.

c) Đối với việc liên kết với các trường phổ thông/mầm non

Sự liên kết giữa trường sư phạm với các trường phổ thông/mầm non thể hiện ở

các nội dung sau:

Thứ nhất: Tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập sư phạm tại trường phổ

thông/mầm non. Thông qua các hoạt động này, sinh viên có thể tìm hiểu thực tiễn nhà trường phổ thông/mầm non, nghiên cứu, quan sát hoạt động của học sinh để nắm vững học sinh và tập thể học sinh (đặc điểm tâm, sinh lí; hoàn cảnh gia đình; thái độ và quan hệ của học sinh với bạn học, thầy cô giáo...), dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên (quan sát cách ổn định tổ chức lớp, cách đặt vấn đề, phương pháp dạy học và cách đặt câu hỏi, cách chữa bài tập và tổ chức đánh giá, cách bổ sung kiến thức vào các lĩnh vực; cách xử lí tình huống trong dạy học, cách tổ chức sinh hoạt lớp, cách giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi, cách xử lí tình huống giáo dục...). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể trực tiếp tham gia các hoạt động dạy học, chấm bài, thực hiện các công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi đối với các môn học/lĩnh vực khác nhau.

Việc liên kết với trường phổ thông/mầm non thông qua tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập sư phạm thể hiện một số giá trị sau:

(1) Giúp sinh viên có cơ hội được kết nối kiến thức lí thuyết với thực tiễn thông qua dự án, tình huống học tập về các vấn đề nghề nghiệp đòi hỏi. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động học tập có tính chất tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

(2) Tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia ở tất cả các khâu của quá trình học tập, từ thiết kếđến triển khai và thực hiện, qua đây họđược bày tỏ quan điểm, cảm xúc, được củng cố kiến thức và kinh nghiệm, được khẳng định bản thân, được đánh giá kết quả học tập của mình và bạn học…sau đó khái quát thành vốn kinh nghiệm theo cách riêng của mình. Điều này sẽ giúp đạt được mục tiêu giáo dục kép: Vừa giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập các môn học ở trường sư phạm, vừa phát triển được năng lực tham gia và tổ chức hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.

(3) Phần lớn sinh viên lựa chọn trường sư phạm để học nghề dạy học đã có những trải nghiệm liên quan đến nghề. Việc tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập các công việc của nghề ở trường phổ thông/mầm non là nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tự đổi mới, tự định hướng việc học hướng tới phát triển khả năng sáng tạo và thay đổi bản thân. Nghĩa là, thông qua quá trình thực hành các công việc liên quan đến nghề, những căng thẳng và xung đột giữa các định hướng xuất hiện. Nhờ việc sinh viên giải quyết được những xung đột này mà khả năng sáng tạo được nảy sinh.

(4) Trong điều kiện xã hội luôn thay đổi, người lao động không bao giờ đón trước được tất cả mọi vấn đề nảy sinh khi hành nghề, đòi hỏi họ phải có kĩ năng xử lí nhanh và linh hoạt các tình huống không lường trước được thông qua kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Do đó, việc thực hành, thực tập ở trường phổ thông/mầm non là cơ hội để sinh viên làm giàu vốn kinh nghiệm và tăng cường khả năng đương

đầu với mọi vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp.

(5) Tạo cơ hội, môi trường cho sinh viên bộc lộ thái độ, cảm xúc, ý chí của bản thân. Qua thực hành nghề, hành động ý chí cũng như thái độ, cảm xúc tích cực đối với nghề được hình thành. Qua đây, sinh viên cảm thấy khối lượng công việc liên quan

đến nghề nhẹ nhàng hơn, từ đó bộc lộ lòng yêu nghề và sự cam kết gắn bó chặt chẽ, lâu dài với nghềđã lựa chọn.

Thứ hai: Tổ chức Seminar, Hội thảo khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ sư

phạm có sự tham gia của cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông/mầm non.

Hoạt động này là cơ hội để trường sư phạm và trường phổ thông/mầm non trao

đổi khoa học, cung cấp các thông tin về kết quả nghiên cứu mới cũng như các tư

tưởng, chiến lược dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đồng thời tạo môi trường cởi mở, thân thiện để trường phổ thông/mầm non chia sẻ những thành công, thuận lợi của nhà trường và chỉ ra những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, trình độ của học sinh, những cản trở từ phía gia đình học sinh và xã hội, những mong

muốn, nguyện vọng để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp.

Thứ ba: Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường có mời giáo viên phổ thông/mầm non tham gia với vai trò là ban giám khảo.

Trên thực tế, giáo viên phổ thông/mầm non là những người trực tiếp gắn bó với học sinh, hằng ngày họ luôn gặp và xử lí các tình huống sư phạm nảy sinh bất ngờ

trong dạy học, giáo dục. Vì vậy họ có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nghề. Việc mời giáo viên tham gia với vai trò là thành phần ban giám khảo trong các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường không chỉ mang lại kết quả cuộc thi một cách khách quan mà còn là hoạt động liên kết làm tăng cơ hội hợp tác và phát triển năng lực vụ sư phạm của bản thân giáo viên đó.

Thứ tư: Trường sư phạm triển khai việc cử giảng viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ở trường phổ thông/mầm non.

Hoạt động này được tiến hành tại các trường phổ thông/mầm non có sinh viên của trường đang trong thời gian thực tập sư phạm. Đây là cơ hội để giảng viên trường sư phạm trực tiếp giảng dạy thí điểm, thực nghiệm về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Giảng viên nắm được tình hình thực tế dạy học, giáo dục của trường qua dự giờ giáo viên hướng dẫn và giáo sinh, tiến hành trao

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)