Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các trường ĐHSP có mục tiêu rõ ràng,
được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra, được rà soát, chỉnh sửa cập nhật thường xuyên; phong phú đa dạng về loại hình, bao quát và bám sát những vấn đề thời sự trong thực tiễn giáo dục hiện nay; bao quát được những tình huống học tập cơ bản ở nhà trường sư phạm và trường phổ thông; có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo cho người học sự hiểu biết toàn diện và có thể hình thành được ở họ những phẩm chất, năng lực cần thiết để thực hiện hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả. Việc tổ chức, triển khai thực hiện chương trình linh hoạt, đáp ứng nhu cầu và điều kiện học tập khác nhau của người học. Các CTĐT được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ
GD&ĐT như Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT và có tên trong danh mục đào tạo được cho phép đào tạo tại Thông tư số 14/2010/TT- BGDĐT về danh mục giáo dục và Thông tư số 32/2013/TT-BGDĐT về sửa đổi Thông tư số 14/2010/TTBGDĐT của Bộ GD&ĐT. Nội dung của các CTĐT được thiết kế
giúp người học trang bị và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất thiết yếu cho nghề sư phạm. Cụ thể, trường ĐHSPHN hiện có 43 CTĐT Tiến sĩ, 55 CTĐT Thạc sĩ, 45 CTĐT đại học chính quy, 40 CTĐT đại học không chính quy. CTĐT của Trường liên tục được cập nhật và đổi mới thường xuyên theo chu kì. Từ năm 2009 đến 2014, Trường đã hai lần đổi mới CTĐT cử nhân chính quy. Năm 2018 trường đã thực hiện cập nhật đổi mới CTĐT thạc sĩ. Năm 2019, Trường đã tiến hành xây dựng mô hình, CTĐT và chuẩn đầu ra ở tất cả các ngành, chỉnh sửa 45 CTĐT đại học (3l CTĐT giáo viên, 07 CTĐT ngoài Sư phaṃ, 07 CTĐT bằng tiếng Anh). Qui mô tuyển sinh của Trường hàng năm là khoảng 2.000 SV chính quy tập trung; 1.500 học viên cao học và 150 nghiên cứu sinh.
Trường ĐHSP TP.HCM hiện có 25 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 10 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; 36 ngành đào tạo trình độ đại học, trong đó có 19 chuyên ngành sư phạm,16 chuyên ngành ngoài sư phạm và 01 chuyên ngành đào tạo cho người nước ngoài. Trong giai đoạn 2012 - 2019, Trường đã đào tạo 16.311 sinh viên hệ chính quy ngân sách, 1659 học viên cao học và 159 NCS, hàng trăm lưu học sinh nước ngoài; tổ chức hàng trăm chuyên đề với sự tham gia của 16.336 giáo viên phổ thông.
Năm học 2018 - 2019, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức đào tạo: 13 ngành cử
nhân sư phạm, 05 ngành cử nhân ngoài sư phạm, 03 lớp sư phạm Toán chất lượng cao thí điểm; 03 lớp sư phạm Toán, 03 lớp sư phạm Vật lý; 01 lớp giáo dục mầm non dạy bằng Tiếng Anh thí điểm; 17 CTĐT trình độ thạc sĩ và 05 CTĐT trình độ tiến sĩ.
Trường ĐHSP Thái Nguyên hiện đang triển khai đào tạo các CTĐT và chương trình bồi dưỡng gồm: 13 CTĐT trình độ tiến sĩ, 26 CTĐT trình độ thạc sĩ, 19 CTĐT trình độ đại học hệ chính quy, 07 CTĐT đại học hệ vừa học vừa làm, 06 Chương trình bồi dưỡng. Để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng hội nhập với quốc tế, Trường triển khai thực hiện 04 CTĐT trình độđại học dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, nâng tổng số CTĐT trình độ đại học hiện nay thành 23 CTĐT. Hàng năm Trường đều xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của địa phương. Từ đó, Trường xây dựng kế hoạch phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dựa theo nhu cầu của các bên liên quan và theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, của
Đại học Thái Nguyên. Những năm gần đây với bối cảnh phát triển mới của nền giáo dục, việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường đều gắn liền với mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của Trường; dựa trên yêu cầu của nhà tuyển dụng giáo viên, cựu người học về năng lực, phẩm chất cần có của người giáo viên trong thời
đại mới; dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên, dựa trên khung năng lực trình độ quốc gia bậc 6, dựa trên tham khảo chương trình của các nước tiên tiến và các cơ sởđào tạo trong nước và ý kiến của các bên liên quan. Trường đã xây dựng kế hoạch khảo sát nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của các địa phương, đã tổ chức các đoàn chuyên gia đi khảo sát thị trường lao động tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả
khảo sát thị trường lao động được phân tích để xác định hồ sơ nghề nghiệp của giáo viên, từ đó xây dựng hồ sơ năng lực của sinh viên sư phạm đồng thời dựa trên ý kiến của các bên liên quan, Trường xây dựng mục tiêu của chương trình, Chuẩn đầu ra, xác
định khối lượng đơn vị kiến thức tối thiểu và tổ chức Hội thảo tham vấn các bên liên quan nhằm tạo sựđồng thuận, tính nhất quán về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Trường ĐHSP Vinh đã triển khai xây dựng và phát triển CTĐT tiếp cận CDIO. Chương trình được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, được định kì rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và có sự tham gia của các bên liên quan. CTĐT có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống. Việc thực hiện chương trình bồi dưỡng đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, CTĐT của hệ vừa học, vừa làm chưa được chuẩn hóa đồng bộ, viêc lấy ý kiến phản hồi chưa được thường
xuyên. Sự tham gia của các nhà tuyển dụng, đại diện của các cơ quan quản lí giáo dục vào phát triển CTĐT giáo viên của Nhà trường còn chưa nhiều. Chương trình cần linh hoạt hơn nữa trong thời gian tới và nhất là cần có những chương trình bồi dưỡng đặc thù cho sinh viên ngành sư phạm để tiếp cận với chương trình phổ thông mới.
Trong năm học 2018-2019, Trường ĐHSP Huế đã triển khai xây dựng, ban hành và triển khai đào tạo thêm 08 mã ngành đào tạo trình độ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đổi mới giáo dục phổ thông và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, Trường đã triển khai rà soát, cập nhật 16 chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy, điều chỉnh chương trình đào tạo ngành Tâm lý học Giáo dục và ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh đáp ứng nhu cầu xã hội. Với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ cố vấn học tập, Trường đã tổ chức Hội nghị Cố vấn học tập cấp Trường lần thứ nhất năm 2018 và lần thứ hai năm 2019.
Trường ĐHSP Đà Nẵng đang triển khai đào tạo 33 ngành ở trình độĐại học, 17 ngành Thạc sĩ, 06 ngành Tiến sĩ và 30 loại hình đào tạo chứng chỉ, chứng nhận. Trong 33 ngành đào tạo trình độ Đại học, có 17 ngành đào tạo giáo viên. Tất cả CTĐT, bồi dưỡng của các ngành, khóa bồi dưỡng kể trên đều đã được thẩm định, phê duyệt và ban hành. Đối với hệ vừa làm vừa học, Nhà trường đang tổ chức đào tạo tại Trường cũng như liên kết với các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sởđào tạo trong nước để tổ chức đào tạo các trình độ Đại học, Cao đẳng, đào tạo liên thông và bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục các cấp. Nhà trường có 07 chương trình liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, 05 chuyên ngành tuyển sinh từ bậc trung học phổ thông và văn bằng hai đối với các ngành đào tạo Đại học. Các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận của Trường tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm, chức danh nghề nghiệp, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hoặc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông... Năm học 2019 - 2020, tổng số sinh viên hệ chính quy bậc Đại học là 6.497 SV, 758 học viên Sau đại học. Tổng số học viên hệ VLVH là 3.077 học viên. Tổng số lưu học sinh nước ngoài học tại trường là 95 SV. Tính đến nay Trường đã đào tạo được 2.258 Tiến sĩ và Thạc sĩ.
Bên cạnh các điểm đạt được, CTĐT của các trường ĐHSP hiện nay còn có một số tồn tại. Cụ thể: việc tham khảo ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng CTĐT của các trường ĐHSP đã bước đầu được thực hiện song còn hạn chế. Tỷ
lệ thực hành trong CTĐT mới chỉ đảm bảo yêu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đa dạng hiện nay, đặc biệt là năng lực thích ứng và chuyển đổi nghề nghiệp
của sinh viên, của người học. Khâu kiểm tra đã được quan tâm và có kế hoạch, tuy nhiên việc khắc phục chưa được thực hiện một cách bài bản và hiệu quả.