Kết quả thống kê Bảng 4.3 cho thấy: tỷ lệ giảng viên có học vị thạc sỹ chiếm tỷ
trọng lớn và có xu hướng tăng dần từ 52,38% năm học 2013-2014 tới 60,98% năm học 2018-2019; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sỹ vẫn chiếm tỷ trọng thấp, mặc dù có tăng liên tục trong những năm gần đây, đạt 28,79% năm học 2018-2019 (trong khi đó ở các nước phương Tây tỉ lệ trung bình khoảng 70% giảng viên đại học có trình độ tiến sỹ); tỷ lệ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn rất thấp (khoảng 7%). Có thế thấy
được cơ cấu, tỷ lệ, số lượng và chất lượng giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo thực tiễn của xã hội và trong tương lai gần. Điều này có thểảnh hưởng tới kết quả đào tạo của sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Bảng 4.3: Quy mô, trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2013-2019 STT Chỉ số thống kê 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 1 Đại học, cao đẳng Số lượng 21.006 17.251 14.897 12.519 9.495 7.489 % 32,21 26,46 22,85 19,20 12,66 10,22 2 Chuyên khoa cấp I + II Số lượng 319 563 620 523 % 0,49 0,86 0,95 0,80 3 Thạc sĩ Số lượng 34.152 37.090 40.426 43.127 45.266 44.705 % 52,38 56,88 62,00 66,14 60,36 60,98 4 Tiến sĩ Số lượng 9.653 10.424 13.598 16.514 20.198 21.106 % 14,80 15,87 19,54 22,69 26,93 28,79 5 Phó giáo sư Số lượng 2.902 3.290 3.317 4.113 4.538 4.139 % 4,45 5,01 4,77 5,65 6,05 5,65
6 Giáo sư Số lượng 487 536 550 574 729 519 % 0,75 0,82 0,79 0,79 0,97 0,71 7 Khác Số lượng 76 336 50 109 32 12 % 0,12 0,52 0,08 0,17 0,04 0,02
Ghi chú: Số lượng thạc sĩ năm 2017-2018 và 2018-2019 đã bao gồm cả số lượng chuyên khoa cấp I + II
Nguồn: Dữ liệu của Bộ GD & ĐT và Tổng cục thống kê
Song song với quá trình đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng đạt
được nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn như, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học ngành giáo dục trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016
đã chiếm hơn 2/3 tổng số lượng các công trình nghiên cứu khoa học trên cả nước. Điển hình như trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), chỉ riêng năm 2017
ĐHQGHN đã thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu trọng điểm, 27 nhóm nghiên cứu mạnh, 10 phòng thí nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín như tạp chí (Scopus và ISI) lên tới 560 bài. Điều này cho thấy, trong những năm qua đầu tư của nhà nước cho giáo dục
đại học công lập đã có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng của các trường đại học công lập, cũng như chất lượng giáo dục đại học tại các trường đại học công lập đã có chuyển biến trên một số mặt. Bên cạnh việc đầu tư cho chất lượng giáo dục đại học, nhà nước cũng chú trọng vào việc đổi mới các cơ chế tài chính và các nguồn lực chất lượng cao của xã hội, nhằm góp phần đáp ứng được yêu cầu về nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 trong thế kỷ 20. Kết quả đào tạo cũng như chất lượng đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp của một số
ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệđã được nâng cao rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua năng lực tiếp cận tri thức mới cũng như trình độ hiểu biết của một bộ phận sinh viên được nâng cao. Do đó, phần lớn sinh viên có kết quảđào tạo tốt sau khi tốt nghiệp các trường đại học công lập có tinh thần tự lập, năng động, hoài bão lập nghiệp, lập thân. Đoàn Văn Dũng (2015) cũng chỉ ra rằng, chất lượng giáo dục đại học công lập ngày càng được nâng cao và từng bước vươn lên trong những năm qua, bằng chứng cho thấy các trường đại học công lập đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo có trình độ từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩđã và đang công tác, có những cống hiến và nắm giữ các vị trí quan trọng, nòng cốt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa và xã hội.
Trong những năm gần đây, các trường đại học công lập ở nước ta bên cạnh những chuyển biến tích cực, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta vẫn còn tồn đọng những hạn chế, yếu kém và bất cập. Chẳng hạn như, công tác quản lý sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học công lập trong những năm qua còn rất nhiều yếu kém và bất cập, điều này dẫn tới kết quảđào tạo đầu ra sinh viên còn chưa được cao (Trần Thị Bảo Khanh, 2014). Theo kết quả điều tra thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ước tính, trong tổng số 200.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng công lập thì chỉ có 100.000 sinh viên là tìm được việc làm, và trong số 100.000 sinh viên tìm được việc làm thì chỉ có 30.000 sinh viên là tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành được đào tạo, còn lại 70.000 sinh viên là làm trái với ngành được đào tạo. Còn lại 100.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng công lập không tìm được việc ở
trong khoảng độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đây là một thực trạng đáng báo động ở nước ta trong những năm qua, và nguyên nhân căn bản nhất của thực trang này chính là chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập còn yếu kém,
điều này dẫn tới sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia giáo dục, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp ở sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học và cao
đẳng công lập. Ngoài những nguyên nhân chủ yếu như chất lượng đào tạo tại các cơ
sở giáo dục đại học và cao đẳng công lập còn chưa cao, và đặc biệt là các chương trình
đào tạo sau đại học, liên thông và liên kết. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn nhiều hạn chế. Một số cơ
sở giáo dục đại học và cao đẳng công lập sau một thời gian hoạt động vẫn chưa có đủ
các điều kiện bảo đảm chất lượng theo đề án thành lập trường. Bên cạnh đó, việc thành lập trường, mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh,... của các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn chưa bám sát yêu cầu của các nhà tuyển dụng mà chủ yếu dựa trên năng lực của các trường. Ngoài ra, các chính sách và cơ chế của các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập còn nhiều bất cập khi vấn đề tự chủ thật sự cho các trường còn chưa được tháo gỡ.
Đối với các trường đại học Sư phạm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên giữa các ngành đào tạo và giữa các trường theo vùng, miền không đồng đều; năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, phát triển chương trình và
đổi mới phương pháp giảng dạy của đa số giảng viên còn hạn chế, đặc biệt là thiếu các chuyên gia đầu ngành, những giảng viên cốt cán có trình độ chuyên môn và tay nghề
cao năng lực và chưa hình thành được lực lượng nghiên cứu sâu về khoa học giáo dục nên chưa thực sự đi đầu trong việc đổi mới giáo dục, thiếu gắn kết với thực tiễn giáo dục phổ thông (Nam Phong, 2019). Bảng 4.4. trình bày số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên ở một số trường đại học đào tạo giáo viên năm học 2019 - 2020.
Bảng 4.4: Số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên ở một số trường đại học
đào tạo giáo viên
STT Tên trường đại học Tổng số giảng viên GS PGS TS ThS ĐH Tổng số GV trình độ TS Tỷ lệ % GV có trình độ TS 1 ĐHSP Hà Nội 1096 16 159 272 495 154 447 40.78 2 ĐHSP Hà Nội 2 457 0 44 222 183 8 266 58.21 3 ĐHSP – ĐH Thái Nguyên 322 1 39 125 155 2 165 51.24 4 ĐH Vinh 845 60 280 505 340 40.24 5 ĐHSP - ĐH Đà Nẵng 271 0 15 96 160 111 40.96 6 ĐHSP – ĐH Huế 253 3 52 81 110 7 136 53.75 7 ĐHSP TP Hồ Chí Minh 544 1 29 168 285 61 198 36.40 Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm mặc dù đã được các nhà quản lý quan tâm cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng do tâm lý ngại thay đổi ở một bộ phận giảng viên nên chất lượng học tập, bồi dưỡng chưa thực sự như mong đợi, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm. Bên cạnh đó, việc chưa hình thành được hệ thống kết nối giữa các trường sư phạm với nhau và giữa các trường với các cấp quản lý giáo dục địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dẫn đến nhiều sinh viên tốt nghiệp sư phạm ra trường không có việc làm, hoặc làm không đúng ngành nghề, trong khi lại xảy ra tình
trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở nhiều nơi. Theo kết quả dự báo của Bộ GD&ĐT,
đến năm 2020, Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp (41.000 giáo viên đối với cấp Tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT).
Một số chỉ sốđánh giá chất lượng đầu ra sinh viên như sau:
(1) Tỷ lệ sinh viên ra tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 12 tháng có sự khác biệt giữa các trường ĐHSP lớn và trong các giai đoạn khác nhau. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 12 tháng sinh viên tại ĐHSP Thành phố HCM giai đoạn 2012-2016 là 81.8%, giai đoạn 2017-2018 là 90.24%; tại ĐHSP Hà Nội giai đoạn 2013-2017 là 93.1%; ĐHSP Hà Nội 2 giai đoạn 2017-2018 là 82.53%; tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định tỷ lệ này trong các năm 2015 và 2016 lần lượt là 80.64% và 94.1% (2016). Một số trường khác tỷ
lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tương đối thấp đó là trường ĐHSP Kỹ
thuật Vinh, tỷ lệ này trong các năm 2015 và 2016 lần lượt là 74.2% và 72.7%; trường ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội, tỷ lệ này trong các năm 2015 và 2016 lần lượt là 78% và 61%.
(2) Tỷ lệ ý kiến hài lòng của người sử dụng lao động là khác nhau đối với các loại hình đào tạo sư phạm. Cụ thể: Trong năm 2015, 2016 tỷ lệ hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên các trường lần lượt là: Trường ĐHSP Nghệ
thuật Trung ương là 71% và 70%; trường ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội là 92% và 95%; trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định là 89.12% và 80%; trường
ĐHSP Kỹ thuật Vinh là 66.4% và 67.55.
(3) Mức thu thập trung bình một năm đầu tiên của sinh viên tốt nghiệp: trong đó mức thu nhập trung bình một năm đầu tiên tốt nghiệp của trường ĐHSP Kỹ
thuật Vinh là 6.5tr VNĐ/năm năm 2016, trường ĐHSP Kỹ thuật Nam Định là 6tr VNĐ/năm năm 2016, trường ĐHSP Hà Nội là 5.2tr VNĐ/năm, trường
ĐHSP Thể dục Thể thao Hà Nội và trường ĐHSP Nghệ thuật Trung Ương là 4.5tr VNĐ/năm.
Một số trường sư phạm có các khoa đào tạo thực hiện nhiệm vụ trùng với nhiệm vụ chủ chốt của trường khác như Trường đại học Sư phạm Hà Nội có khoa nghệ thuật, khoa giáo dục thể chất trong khi đã có Trường đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương, Trường đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội. Đáng chú ý, trên cùng
địa bàn có nhiều trường sư phạm cùng đào tạo một ngành gây nên sự chồng chéo. Điển hình trên địa bàn Hà Nội có tới tám trường đại học, cao đẳng và trung cấp tuyển sinh,
chủ yếu chạy theo số lượng, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và nhu cầu nguồn nhân lực cũng như bám sát quy hoạch đội ngũ của ngành giáo dục, của các địa phương. Phần lớn các trường sư phạm mới tập trung vào nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, chưa chú trọng vào nghiên cứu (Mạnh Xuân và Giang Sơn, 2019).