Các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra sinh viên trong GDĐH là hệ thống tiêu chí nhằm lượng hóa mức độ đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đại học được nhà nước, cộng đồng xã hội, địa phương và bản thân mỗi cơ sở GDĐH xác định ở mỗi thời kỳ (Đoàn Văn Dũng, 2015). Việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên sau khi tốt nghiệp, sẽ là cơ sở giúp cho các trường đại học
đánh giá được chính xác nhất về chất lượng đào tạo của mỗi trường, trên cơ sởđó sẽ
giúp các cơ sở giáo dục đại học đưa ra các chính sách điều chỉnh kịp thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại mỗi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Havery và Green (1993) và Church (1998) đã chỉ ra một số các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên, gồm có các tiêu chí như: (1) tiêu chí về kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, (2) tiêu chí về tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường; (3) tiêu chí về tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng hòa nhập với công việc, nhanh chóng được các cơ sở sử dụng lao động nâng bậc, tăng lương và thăng tiến do hoàn thành tốt công việc.
Đồng thuận với Havery và Green (1993) và Church (1998), tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2015) đã chỉ ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên như
tiêu chí về (a) năng lực của sinh viên: được đo bằng các thành tố như sau: Kiến thức chuyên môn/Kết quả học tập: Là kết quả học tập chuyên môn cơ bản, chuyên sâu, ngoại ngữ, tin học. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2015) cũng chỉ ra rằng, ngoài tiêu chí về kết quả học tập của sinh viên là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả đầu ra sinh viên, thì tiêu chí về kỹ năng và phẩm chất đạo đức của sinh viên sau khi ra trường cũng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng đào tạo của các trường đại học. Kỹ năng: kỹ năng giải quyết các vấn đề trong quá trình làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động, kỹ năng triển khai công việc, kỹ năng làm việc
độc lập và làm việc nhóm). Thái độ: Tuân thủ các quy định được đặt ra tại các cơ sở sử
dụng lao động, nhiệt tình và hòa đồng với đồng nghiệp trong công việc. Năng lực, sức khỏe và hành vi; (ii) Phẩm chất đạo đức của sinh viên: được đo bằng kết quả của quá
trình rèn luyện trong học tập, lối sống lành mạnh, trung thực, lòng yêu nghề và đạo
đức nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thanh và Lê Thị Hạnh (2017), Sái Công Hồng (2016) chỉ ra rằng kiến thức là điều kiện cần thiết giúp sinh viên sau khi ra trường tự tin trong công việc được giao của các nhà tuyển dụng. Ngoài kiến thức cơ bản được trang bị thì sinh viên cần được rèn luyện và phát triển một số kỹ năng mềm cho bản thân, phù hợp với một số lĩnh vực lao động, góp phần nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho sinh viên sau khi ra trường, chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng trình bày văn bản, kỹ năng thích nghi nhanh, kỹ năng về máy móc công nghệ, kỹ năng tự quản thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng cập nhật thông tin, kỹ năng lãnh đạo,… Đây là những kỹ năng mềm rất cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường (Phạm Văn Nam, 2012). Do đó, các cơ sở
giáo dục đào tạo ngoài việc nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho sinh viên, cũng cần tập trung trang bị cho các em các kỹ năng mềm, có như vậy sinh viên sau khi ra trường mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động.
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức, kỹ
năng và thái độ cho đầu ra sinh viên tham gia vào thị trường lao động (Sái Công Hồng, 2016; Lê Chi Lan, 2018; Lê Thanh Sơn và Trần Thị Tú Anh, 2012; Phạm Văn Quyết, 2017). Do đó, để nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học cần
đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để sinh viên sau khi ra trường có thể dễ dàng hòa nhập vào đời sống xã hội. Kiến thức là yếu tốđược nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên, bao gồm: kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội. Kiến thức chuyên môn phù hợp sẽ giúp sinh viên hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và nhanh chóng, vì vậy kiến thức chuyên môn giữ vai trò quan trọng quyết định thành bại của một sinh viên vừa ra trường. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì sinh viên cũng cần phải có kiến thức xã hội để hỗ trợ công việc chuyên môn. Để việc áp dụng kiến thức chuyên môn trong công việc được hiệu quả đòi hỏi sinh viên cần có kiến thức về
xã hội, có hiểu biết về thực tế, có như vậy sinh viên mới nắm bắt được nhu cầu của xã hội. Ngoài ra, kỹ năng nghề nghiệp cũng có một vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ
sinh viên nào, sinh viên cần được nhà trường trang bịđầy đủ các kỹ năng mềm như: kỹ
năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ
năng quản lý thời gian, làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo,…là những kỹ năng rất cần thiết cho các em sinh viên trước khi ra trường. Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng ứng dụng thành thạo tri thức, kỹ thuật và công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất. Kỹ
đặc thù của nghề nghiệp, còn kỹ năng mềm là kỹ năng chung áp dụng vào nghề nghiệp (Đoàn Huệ Dung và Lê Thị Tuyết Mai, 2017). Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng mềm) là một cách để mô tả năng lực và khả năng mà một người có thể mang đến cho tổ chức nơi họ làm việc (Jame, 2003). Kỹ năng nghề nghiệp theo Hoàng Thị Tuyết (2012) là kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà đây còn là kỹ năng đem lại tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Ngoài kiến thức và kỹ năng là hai tiêu chí quan trọng
đánh giá khả năng làm việc của sinh viên, thì yếu tố về thái độ của sinh viên cũng
được coi là một tiêu chí quan trọng giúp sinh viên đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và đảm bảo đạt được kết quả làm việc cao (Bùi Thị Nga và các cộng sự, 2015).
Đây là những kỹ năng quan trọng, cần thiết có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ, thái độ, hành vi ứng xử và khả năng hòa nhập xã hội của sinh viên tốt nghiệp (Nguyễn Thị Thu Trang, 2017).
Theo Nguyễn Thị Thanh và Lê Thị Hạnh (2017) ngoài những tiêu chí về chất lượng đầu vào, kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên được đào tạo trong suốt quá trình đào tạo của sinh viên thì tiêu chí về “năng lực thực hiện nghề nghiệp của sinh viên” sau khi tốt nghiệp đại học cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên thực hiện có hiệu quả các hoạt
động nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nó quyết định chất lượng và sự
thành công hay thất bại nghề nghiệp của sinh viên trong hoạt động thực tiễn. Theo Lê Kim Long và Phạm Minh Trí (2012) định nghĩa về năng lực thực hiện nghề nghiệp như sau: “Năng lực thực hiện nghề nghiệp được hiểu là tổ hợp của các thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đảm bảo cho chủ thể thực hành tốt công việc theo chuẩn đầu ra quy định trong những tình huống hoặc nhiệm vụ nghề nghiệp nhất
định”. Do đó, dạy học cần phải gắn với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của sinh viên, giảng viên cần nhấn mạnh yếu tố “lý thuyết” đi đôi với “thực hành” trong quá trình dạy học. Vì vậy, từ việc thiết kế chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo, thiết kế môn học, dạy học đến kiểm tra học tập cần phải dựa vào chuẩn năng lực thực hiện nghề nghiệp sinh viên. Có như vậy, sinh viên mới trang bị đầy đủ
kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số yếu tố khác giúp sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng thích ứng, đáp ứng được những yêu cầu của vị trí công việc của các nhà tuyển dụng. Do đó, yếu tố năng lực thực hiện nghề nghiệp của sinh viên cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí “thời gian tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp” cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên (Havery và Green, 1993; Church, 1998). Theo Phạm Văn Quyết và Phạm Văn Huệ (2015) những sinh viên tốt nghiệp trong những năm 2013-2014 có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ngày càng cao hơn những năm trước 2011-2012, và số có việc làm trong khoảng thời gian trên 6 tháng sau khi tốt nghiệp giảm dần từ năm 2011-2014. Sáu tháng chờđợi sau khi ra trường cũng không phải là thời gian quá dài và có thể chấp nhận được của sinh viên mới ra trường, và đây cũng là khoảng thời gian nhiều áp lực đối với bạn sinh viên mới ra trường, bởi lẽ họ họ phải đối diện với một thị trường lao động khắc nghiệt và đầy biến động. Điều này, cũng cho thấy chất lượng đầu ra sinh viên được cải thiện qua các năm. Chính vì vậy số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc nhanh chóng và dễ dàng đáp ứng được với yêu cầu của các nhà tuyển dụng cũng càng ngày rút ngắn lại. Dựa theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của mạng lưới trường Đại học ASEAN (AUN-QA) năm 2016, kết quảđào tạo đại học được đo lường thông qua: (1) tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp; (2) tỷ lệ sinh viên thôi học; (3) thời gian tốt nghiệp trung bình; (4) tỷ
lệ có việc làm sau tốt nghiệp; (5) mức độ hài lòng của cơ quan tuyển dụng.
Một số nghiên cứu khác đã sử dụng điểm trung bình học kỳ (GPA) hay điểm trung bình học kỳ tích lũy (CGPA)như một tiêu chí quan trọngđểđánh giá chất lượng sinh viên ra trường (Applegate và Daly, 2006; Hedjazi và Omidi, 2008; Ramadan và Quraan, 1994; Al-Rofo, 2010; Hijaz và Naqvi, 2006; Naser và Peel, 1998; Abdullah, 2005). Kochhar (2000) CHO rằng cần có hướng dẫn đúng đắn để giúp sinh viên giải quyết các vấn đề như thiếu tương quan giữa tài năng và thành tích, thực hành học tập sai lầm, phương pháp học tập không hoàn hảo. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng kết quả học tập của các sinh viên phụ thuộc vào một số các yếu tố như, cơ sở học tập, sự khác biệt tuổi tác và giới tính. Các yếu tố quan trọng nhất với kết quả tích cực về
học tập của sinh viên là năng lực của học sinh bằng tiếng Anh. Sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt, cũng là một trong những ưu điểm giúp sinh viên đó có kết quả học tập tốt hơn (Abdullah, 2011). William và Burden (1997) phát hiện ra rằng các lớp học ngôn ngữ bao hàm sự tự tin giữa các sinh viên sử dụng ngôn ngữ mới để giao tiếp, thảo luận, thử các cách truyền đạt ý nghĩa mới và được đào tạo từ những thất bại và thành công. Robert và Sampson (2011) đã điều tra rằng những sinh viên tham gia hiệu quả
vào quy trình học tập được xem là có điểm CGPA cao hơn. Phần lớn các nhà nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng điểm GPA đểđánh giá kết quả học tập của sinh viên trong một học kỳ cụ thể (Stephan và Schaban, 2002; Darling, 2005; Galiher, 2006). Các nhà nghiên cứu khác đã đánh giá kết quả học tập của các sinh viên thông qua kết quả năm trước hoặc kết quả của một môn học cụ thể (Tahir và Naqvi, 2006; Tho, 1994). Ngoài
ra, kết quả học tập được đo lường rộng rãi về điểm số và điểm kiểm tra (Kingdon, 2006; Rockoff, 2003).
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu về chất lượng hay hiệu suất của sinh viên tốt nghiệp (Abdullah, 2005; Applegate và Daly, 2006; Hijaz và Naqvi, 2006; Hedjazi và Omidi, 2010; Al-Rofo, 2010; J.Baumert và M.Kunter (2013);
Mushtaq và Khan, 2012; Rossi, 2017; Shehry và Youssif, 2017). Theo các nghiên cứu này, điểm GPA hoặc CGPA của sinh viên là các chỉ số được sử dụng phổ biến trong
đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên. Một số các nghiên cứu khác sử dụng kết quả của một môn học cụ thểđểđánh giá chất lượng của sinh viên (Mushtaq và Khan, 2012).
Như vậy, từ tổng quan tài liệu có thể xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng
đầu ra sinh viên các trường ĐHSP được xem xét dưới góc độ: (1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; (2) niềm tin nghề nghiệp, định hướng động lực và tựđiều chỉnh.