Yếu tố thuộc về cơ sở thực tập

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập của thực tập sinh chuyên ngành QTNL trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP

1.4.2. Yếu tố thuộc về cơ sở thực tập

Xét về phương diện cơ sở thực tập, các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng thực tập của TTS được nhóm đưa ra là:

Chế độ đãi ngộ: Chế độ đãi ngộ liên quan trực tiếp đến HĐTT (Campbell and Pritchard, 1976; Maier, 1955; Pinder, 2008), đặc biệt là chế độ lương thưởng.

Theo quan điểm của Adnan Jawibri (2017), chế độ đãi ngộ bằng tiền thực sự có tác động tích cực đến hoạt động thực tập. TTS được trả lương làm việc tốt hơn so với những người không được trả lương (Beard F, Morton L. (1998); Beebe, Blaylock, &

Sweetser, 2009). Nghiên cứu của Tạ Thị Huyền (2018) cũng chỉ ra rằng, TTS cảm thấy thích thú và nhiệt tình hơn đối với những công việc mà doanh nghiệp hỗ trợ với mức tiền cao.`

Ngoài ra, nhiều cơ sở thực tập thông báo rằng, nếu TTS có kết quả thực tập tốt và có nguyện vọng tiếp tục làm việc sau khi ra trường, họ có thể trở thành nhân viên chính thức. Đây cũng là động lực để TTS tiếp tục phấn đấu làm việc, học hỏi.

Bên cạnh đó, có thể kể đến các chương trình, hoạt động lễ hội, sinh hoạt tập thể được tổ chức trong công ty cũng là cơ hội để TTS hòa nhập với môi trường làm việc, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn.

Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo là được định nghĩa là phương thức, cách tiếp cận để đưa ra các chỉ đạo, phương hướng thực hiện kế hoạch và khuyến khích mọi người (Newstrom & Davis, 1993). Hersey & Blanchard (1993) cũng từng phát biểu về phong cách lãnh đạo như mẫu hành vi mà người quản lý dùng trong công việc để cố gắng gây ảnh hưởng tới các hoạt động của cấp dưới về nhận thực của người khác. Phong cách lãnh đạo còn được Yuki (2010) đề cập đến như quá trình đơn giản hóa để cho người khác hiểu được những gì cần phải làm, đồng ý với nó là làm thế nào để gắn bó với nhiệm vụ ấy. Nói cách khác, phong cách lãnh đạo là các sợi dây liên kết giữa nhà lãnh đạo và cấp dưới thông qua các hình thức như kiểm soát, chỉ đạo và các cách thức khác để động viên cấp dưới thực hiện theo (Miller, Walker & Drummond, 2007). Nói tóm lại, nhóm nghiên cứu quan niệm, phong cách lãnh đạo là hệ thống các hành vi để đo lường mức độ sử dụng khả năng gây ảnh hưởng đến người khác của nhà quản trị. Việc gây ảnh hưởng đến người khác trong 1 tập thể, 1 tổ chức ít hay nhiều cũng tạo ra phong cách lãnh đạo.

Ngoài ra, đã từng có nhiều nghiên cứu về việc phân loại phong cách lãnh đạo, nhưng chủ yếu có thể chia ra 3 loại như sau: độc đoán, dân chủ và tự do. Trong đó, nhà lãnh đạo độc đoán được đặc trưng bởi sự kiểm soát độc lập đối với mọi quyết định và hiếm khi chấp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên khác. Nhà lãnh đạo dân chủ cũng đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mọi thành viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận, họ sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất. Còn lại, phong cách lãnh đạo tự do là nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra (Mullins, 1998; Rollinson, 2005).

Nghiên cứu của Beard F, Morton L. (1998), Lee (2005), Edward và cộng sự (2008) chỉ ra rằng, phong cách lãnh đạo của cấp trên quản lý trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động thực tập. Trong đó, phong cách dân chủ là phong cách chủ đạo được đa số giám sát viên lựa chọn, bên cạnh phong cách độc đoán (Benson, 2013). Cấp trên sử dụng kết hợp linh hoạt 2 phong cách này sẽ thúc đẩy TTS làm việc hiệu quả hơn. Kraus & Fontanot (2008) đã đưa ra dẫn chứng: “Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, HĐTT sẽ trở nên có giá trị hơn nếu như TTS được hướng dẫn, chỉ bảo tại nơi làm việc (Callânn & Benzing, 2004; Snyder, 1999)”. Tuy nhiên, sự hỗ trợ quá mức của cấp trên cũng có thể làm cho TTS mất cảm giác tự chủ. Ở một góc độ khác, nếu không có sự hỗ trợ của người lãnh đạo hay lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do quá mạnh, các nỗ lực của TTS, trong đó có nỗ lực để thực hiện công việc hiệu quả hơn có thể đi chệch hướng (Kanat-Maymon and Reizer, 2017).

Điều kiện làm việc: Nghiên cứu của Lee (2005) chỉ ra rằng, điều kiện làm việc của TTS (bao gồm cơ sở vật chất, máy móc, công cụ, dụng cụ hỗ trợ công việc…) ảnh hưởng đến hoạt động thực tập. Đây là yếu tố đầu tiên tác động đến sinh viên khi bắt đầu tham gia vào HĐTT của doanh nghiệp. Nếu điều kiện làm việc đầy đủ, tiện nghi, hiện đại sẽ tác động mạnh mẽ lên ý thức của TTS. TTS cho rằng được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp như vậy thì bản thân cũng cần cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ (Tạ Thị Huyền, 2018). Hơn nữa, trong quá trình làm việc, sinh viên được tiếp cận và biết cách sử dụng các trang, thiết bị hiện đại cơ bản trong văn phòng để nâng cao hiệu suất làm việc, tối thiểu như máy in, máy chiếu, máy chấm công, máy scan, máy fax… Đây là những kĩ năng nghề nghiệp tối thiểu cần có. Nói tóm lại, điều kiện làm việc càng tốt thì HĐTT diễn ra càng trơn tru và hiệu quả.

Uy tín của cơ sở thực tập: Uy tín của cơ sở thực tập là một trong những yếu tố được cân nhắc kỹ càng khi sinh viên lựa chọn doanh nghiệp để thực tập. Cơ sở thực tập có uy tín giúp TTS có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc chuyên nghiệp, có hệ thống, từ đó, mở rộng các mối quan hệ tiềm năng, có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, nó còn đem lại những cơ hội nghề nghiệp mới và sự phát triển sự nghiệp trong tương lai cho sinh viên. Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp không tự nhiên mà có, mà nó phải trải qua một quá trình dài, thông qua trải nghiệm của cả khách hàng và người lao động trong công ty. Công ty phải làm sao để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của người lao động nhưng vẫn vận hành ổn định, liên tục thì mới từng ngày xây dựng uy tín cũng như thương hiệu tuyển dụng của mình. Do đó, uy tín tốt chứng tỏ môi trường làm việc cũng tốt, hiệu suất làm việc của công nhân viên, bao gồm cả TTS càng cao.

Trên thực tế, có những cơ sở thực tập hoạt động khá mạnh trên các diễn đàn tuyển dụng, tuy nhiên, điều đó đôi khi lại phản tác dụng. Sự tuyển dụng liên tục vị trớ TTS cho thấy rừ ràng tỷ lệ nghỉ việc cao, tức là cỏc TTS trước đú khụng nhận thấy công việc tại cơ sở này có giá trị với mình, hoặc cảm thấy chế độ đãi ngộ không xứng đáng với công sức bỏ ra. Tinh thần cầu tiến “chỉ cần kinh nghiệm” của sinh viên là rất tốt, nhưng cũng không thiếu nhưng cơ sở thực tập lợi dụng điều đó để có sức lao động giá siêu rẻ, chi trả mức đãi ngộ quá thấp. Đó là những khó khăn mà sinh viên khi thực tập trong cơ sở thiếu uy tín dễ dàng gặp phải, từ đó mà động lực làm việc cũng như hiệu quả của HĐTT cũng giảm sút.

Môi trường làm việc: Theo cách tiếp cận thứ nhất, “thuật ngữ môi trường làm việc được sử dụng để mô tả các điều kiện xung quanh, trong đó một nhân viên làm việc” (Lê Thị Vân, 2015). Môi trường làm việc được định nghĩa là những biểu hiện tâm trạng chung của một tổ chức, qua sắc thái tâm lý của cá nhân, được bộc lộ ra ngoài qua giao tiếp, hành vi ứng xử, thái độ giữa các cá nhân với nhau và công việc (Armenio Rego & Miguel Pina E Cunha, 2008). Cũng theo tác giả, môi trường làm việc tác động mạnh đến tâm sinh lý của nhân viên, thậm chí còn chi phối hành vi của họ. Nhân viên được làm việc trong một môi trường tốt sẽ tạo sự vui vẻ, lạc quan từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, cơ hội học hỏi và phát triển bản thân của TTS tác động sâu sắc đến nhận thức của người lao động, khi họ thấy tiềm năng thăng tiến trong sự nghiệp, họ sẽ làm việc một cách có hiệu quả hơn bao giờ hết.

Theo cách tiếp cận thứ hai, môi trường làm việc cũng có thể liên quan đến sự tương tác xã hội (social interaction) tại nơi làm việc. Theo Brown & Leigh (1996), môi trường làm việc cũng được nảy sinh qua quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên và thái độ nhân viên với công việc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự ủng hộ của cấp trên và đồng nghiệp có tác động tới tâm lý an toàn cũng như HĐTT của TTS (Brown & Leigh, 1996; Jackson và cộng sự, 2019). Khi được ủng hộ hết mình, TTS sẽ làm việc với tâm lý thoải mái và nỗ lực hết mình, từ đó sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho toàn tổ chức.

Từ 2 cách tiếp cận trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy, môi trường làm việc cũng có mối liên quan mật thiết với văn hóa doanh nghiệp. Bởi văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng một cách vô thức từ bầu không khí tâm lý cũng như cách mà con người trong tổ chức đối xử với nhau. Ngược lại, bầu không khí cũng được tạo ra từ hệ thống các quy chuẩn của văn hóa doanh nghiệp.

Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy, môi trường làm việc lý tưởng có tác động tới hoạt động thực tập. TTS có thể phát huy hết khả năng của mình trong môi trường làm việc phù hợp và ngược lại, doanh nghiệp nhận được các giá trị từ HĐTT của TTS. Việc xây dựng và phát huy môi trường làm việc tốt không chỉ thúc đẩy uy tín của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ doanh nghiệp thu hút được nguồn nhân lực chất lượng tốt.

Địa điểm làm việc: HĐTT yêu cầu những sự tương tác trực tiếp giữa TTS và doanh nghiệp. Vì vậy, những rào cản về khoảng cách địa lý có thể tác động tới HĐTT của TTS. Địa điểm làm việc càng thuận tiện, TTS càng tham gia HĐTT đúng giờ và đầy đủ. Hơn nữa, địa điểm thực tập gần khu sinh sống sẽ giúp TTS gặp gỡ những người sinh sống tại các vùng lân cận, có nhiều điểm chung và dễ dàng hòa nhập. Ngược lại, nếu địa điểm làm việc cách xa nơi sinh sống, nằm trong khu thành thị đông đúc, bụi bặm, sẽ gây trở ngại cho TTS về cả chi phí về thời gian di chuyển và sức khỏe, chưa kể các rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Điều đó khiến TTS mệt mỏi, tinh thần, sức khỏe giảm sút, công việc không đạt hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, địa điểm thực tập tập trung ở các vùng đô thị lớn, không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển mà còn trong việc lựa chọn địa điểm, cho các TTS sống ở các khu vực lân cận thưa dân hơn.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập của thực tập sinh chuyên ngành QTNL trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)