Các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập của thực tập sinh chuyên ngành QTNL trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Để đo lường một thuộc tính (gọi là biến tiềm ẩn), nhóm nghiên cứu thường phải cần nhiều biến để đo lường nó. Các biến này được gọi là các biến quan sát. Tập hợp các biến quan sát cùng đo lường một thuộc tính được gọi là thang đo. Thang đo Likert là thang đo mức độ đồng ý của người trả lời về các phát biểu đưa ra, nếu hoàn toàn đồng ý thì trả lời là 5 và hoàn toàn phản đối thì trả lời là 1.

Với b , b , b , b , b là các thông số ước lượng của mô hình. Các hệ số này tác0 1 2 3 4 giả kỳ vọng là dương, dựa theo kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học trước đây về những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thực tập, nhóm đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp các giả thiết nghiên cứu của đề tài

Ký hiệu Nội dung giả thiết

Nhận thức của bản thân TTS có tác động tích cực hoạt động thực tập Cơ sở thực tập có tác động tích cực tới hoạt động thực tập

Cơ sở đào tạo có tác động tích cực tới về hoạt động thực tập GVHD có tác động tích cực tới hoạt động thực tập

Cả 4 nhóm yếu tố trên (bản thân TTS, các yếu tố tại cơ sở thực tập, các yếu tố tại cơ sở đào tạo) có mối quan hệ tác động tích cực tới hoạt động thực tập

Các yếu tố khác (giới tính, chuyên ngành, đặc điểm tâm lý) tạo nên những sự khác biệt trong các nhóm TTS tham gia HĐTT

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về hoạt động thực tập. Cụ thể, nhóm đã trình bày các khái niệm về hoạt động thực tập, TTS cũng như các khái niệm xoay quanh. Tiếp theo, nhóm tổng hợp được các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề các yếu tố tác động đến HĐTT của sinh viên, cùng với các học thuyết nền tảng bao gồm lý thuyết tâm lý học hoạt động của A.N. Leonchiev, mô hình 3P của Biggs (1999, 2003). Trên cơ sở các nghiên cứu đã đề cập, nhóm đưa ra 4 nhóm yếu tố chính tác động tới quá trình thực tập đó là (1) yếu tố thuộc về bản thân TTS; (2) yếu tố thuộc về cơ sở thực tập; (3) yếu tố thuộc về cơ sở đào tạo; (4) yếu tố thuộc về GVHD. Bên cạnh đó, nhóm xác định mô hình nghiên cứu để đo lường các yếu tố tác động, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết về HĐTT của TTS Chuyên ngành QTNL tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Chương tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày cách tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhằm đi vào quá trình nghiên cứu thực tiễn.

CHƯƠNG 2 - TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 1 đã trình bày các khái niệm và các cơ sở nền tảng như lý thuyết, nghiên cứu có liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu. Nội dung Chương 2, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày tổ chức và phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và các thang đo để xây dựng bảng câu hỏi điều tra.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực tập của thực tập sinh chuyên ngành QTNL trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)