CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.4. VỚI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trức tiếp đến HĐTT đến từ phía GVHD.
GVHD TTS được phân công cần là người có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và lĩnh vực thực tập của sinh viên.
Không giống như việc giảng dạy trên giảng đường, để có thể phát huy tối đa của HĐTT của TTS, GVHD cần thường xuyờn quan sỏt, theo dừi và khớch lệ tinh thần, cũng như kịp thời hỗ trợ cũng như giúp đỡ TTS giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề án tốt nghiệp. Ngay từ lúc TTS hình thành đề tài, GVHD cần sát sao, định hướng và gợi mở các hướng đi hợp lý nhằm giúp TTS có hướng đi đúng đắn, tránh sự dàn trải và lan man.
Giai đoạn đầu của quá trình thực tập và làm đề án không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Vì vậy, GVHD với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình cần đồng hành và khích lệ tinh thầnTTS. Sự nhiệt tình và tận tụy từ phía các GVHD là động lực to lớn để TTS tiếp tục phấn đấu và hoàn thành tốt kỳ thực tập cũng như đề án tốt nghiệp của bản thân.
HĐTT của TTS cần phải nhận được ý kiến góp ý của những giảng viên có trình độ chuyên môn cao hơn để họ đúc kết kinh nghiệm và nhận thức ra mối liên hệ giữa ý kiến phê bình và kết quả họ đã làm được. Mặt khác, GVHD nên để cho TTS tự đánh giá công việc của mình và những gì đã làm được, những gì đã thất bại để giúp họ tự tìm ra lý do giải thích cho cả thành công lẫn thất bại hơn là việc nhận xét
quá chi li và cụ thể về công việc của TTS. Chỉ có như vậy mới có thể phát triển khả năng làm việc độc lập và năng lực tư duy của TTS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Qua tiến hành nghiên cứu và khảo sát những yếu tố ảnh hưởng tới HĐTT của TTS chuyên ngành QTNL trên địa bàn TP. Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến HĐTT của TTS ngành QTNL là yếu tố Cơ sở thực tập. Bên cạnh đó, các yếu tố còn lại cũng có những ảnh hưởng các mức độ khác nhau đến thực tập sinh. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên. Cụ thể như sau:
Nhóm giải pháp 1: Hướng tới Cơ sở thực tập
Nhóm giải pháp này giúp tạo điều kiện tối ưu để TTS được phát huy hết khả năng của mình. Theo đó, cơ sở thực tập cần xây dựng những chương trình đào tạo TTS ngắn ngày cũng như tạo môi trường làm việc thuận lợi hỗ trợ TTS; xây dựng các cơ chế thưởng, phạt hợp lý nhằm khích lệ tinh thần; TTS cần chọn đề tài nghiên cứu chất lượng và có tính thiết thực và có giá trị với doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp 2: Hướng tới TTS
Các giải pháp được nhóm nghiên cứu đưa ra bao gồm: giúp TTS có cái nhìn đúng đắn và nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập. từ đó, giúp TTS điều chỉnh thái độ và hành vi; tích cực trau dồi và nâng cao khả năng chuyên môn; xây dựng tinh thần chủ động và tích cực trong quá trình thực tập.
Nhóm giải pháp 3: Hướng tới Cơ sở đào tạo
Theo nhóm giải pháp này, cơ sở đào tạo cần hướng tới hai mục tiêu chính, bao gồm:
xây dựng mối liên hệ tốt với các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ và kịp thời sát sao TTS trong quá trình thực tập; đồng thời xây dựng chương trình đào tạo chất lượng và có giá trị phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nói riêng và thị trường lao động nói chung.
Nhóm giải pháp 4: Hướng tới Giảng viên tham gia hướng dẫn
Trong nhóm giải pháp này, nhóm nghiên cứu đề cập tới tầm quan trọng của người hướng dẫn trong quá trình thực tập của TTS và hoàn thiện đề tài. GVHD có vai trò định hướng, khích lệ tinh thần cũng như vận dụng những kiến thức chuyên môn có được nhằm hỗ trợ TTS hoàn thiện tốt kỳ thực tập.
TỔNG KẾT