Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 52 - 55)

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp được sự quan tâm

không chỉ của các nhà doanh nghiệp, mà của cả các nhà khoa học, các nhà quản trị

nhân lực. Nhiều luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã viết về chủđề này.

Tác giảDương Cao Thái Nguyên (2007): “Nghiên cứu đề xuất chính sách và xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không giai

đoạn 2008 – 2015”, đề tài khoa học cấp Bộ. Từ tính phổ biến và tính đặc thù của lao

động hàng không; những yêu cầu mới đặt ra cho lao động hàng không trong điều

kiện hội nhập, đề tài đã đề xuất các chính sách và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

cho ngành hàng không trong giai đoạn 2008 - 2015.

Phạm Thành Nghị (2008): “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đề tài khoa học cấp nhà nước. Từ việc phân tích các mô hình quản lý nguồn nhân lực: mô hình quản lý theo thành tố (Fombrun, Tichy, Devanna,…), mô hình quản lý theo tính chất các mối quan hệ trong tổ chức, mô hình đồng nghiệp, mô hình quản lý nguồn nhân lực trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung,… Đề tài đề

xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở khu vực

nhà nước và khu vực doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Hà Uyên (2010): “Phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinpearl”, luận văn thạc sĩ. Vận dụng lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp, luận văn phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty này, chỉ ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

Hoàng Lê Tùng (2011): “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận”, luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực và thực trạng nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã phân tích ưu

nhược điểm và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

Tác giả Trần Thị Minh Tuệ (2012): “Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về vai trò và chất lượng đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, luận văn đã phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm

và hạn chế của đội ngũ này; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

trong giai đoạn mới.

Tác giả Hoàng Thị Thủy Ngân (2013): “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần y tế Nha Phong”, luận văn thạc sĩ. Từ những vấn đề lý luận chung về quản lý nguồn nhân lực và đặc điểm của công ty cổ phần y tế Nha Phong, luận văn phân tích thực trạng; chỉ ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty này trong thời gian tới.

Bên cạnh đó còn có không ít các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các lạo hình doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cụ thể của công ty này là rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một khâu quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực, đây là một hình thức đầu tư có tính chiến lược. Thông qua việc đào tạo và khai thác nguồn nhân lực có thể giúp cho nhân viên trong công ty xác định rõ được nhiệm vụ, chức trách và mục tiêu công tác của bản thân, nâng cao kiến thức và kỹ năng, khả năng nghiệp vụ để thực hiện mục tiêu của tổ chức, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho tổ chức cùng với sự vươn lên của bản thân. Như vậy, đầu tư cho nguồn nhân lực là một sự đầu tư có lợi không chỉ có lợi trước mắt mà còn là lợi ích lâu dài đối với mọi tổ chức.

Chương 1 đã hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, khẳng định vai trò của nguồn nhân lực đối với

phát triển kinh tế - xã hội và đối với doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng đến

công tác phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

Đồng thời, nghiên cứu những kinh nghiệm quản trị và phát triển nguồn nhân

lực của một số nước trên thế giới và Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CTCP

THAN HÀ LẦM – VINACOMIN GIAI ĐOẠN 2010-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 52 - 55)