Những cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 83 - 85)

Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát

triển kinh tế-xã hội 2011-2020 cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển

nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”.

Căn cứ trên định hướng chung phát triển công tác khai thác than đến năm

2015 và kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, cácnguồn tài liệu liên quan: Các tài

liệu về quy hoạch, khảo sát, thiết kế trước đây, các tài liệu mà các cơ quan chuyên môn đã nghiên cứu, cũng như các định hướng phát triển kinh tế, các quy hoạch phát

triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, các tài liệu về phân vùng quy hoạch sử dụng đất, cũng như các chính sách, thể chế, pháp lệnh của nhà nước liên quan đến quản lý, vận hành hồ chứa đa mục tiêu.

Việc đề xuất các giải pháp phải được dựa trên các quan điểm, nguyên tắc kinh tế, xã hội, quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên, cần chú ý đầy đủ cả những chi phí đền bù và tác động tiêu cực do công tác khai thác và sản xuất than gây ra.

Về giải pháp khắc phục do công tác khai thác và sản xuất than, nên để giảm thiểu chi phí, cần chú trọng ưu tiên áp dụng các giải pháp phi công trình (điều chỉnh cách khai thác than, nhu cầu sử dụng than, phân loại ưu tiên vùng nào được khai thác, vùng nòa được bảo tồn, tiết kiệm sử dụng than, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử

dụng than,…) kết hợp cải tạo, nâng cấp các biện pháp khai thác than trong điều

kiện kinh tế- kỹ thuật cho phép,…

Căn cứ trên quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của từng địa phương, lấy quy hoạch khai thác than làm cơ sở cho các quy hoạch khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng chịu tác động của dự án khai thác than và đảm bảo phù hợp với quy hoạch của cả nước.

Ngoài việc phân tích những nguồn lợi mà dự án khai thác than đem lại, cũng cần phải phân tích, đánh giá những thiệt hại có thể xảy ra do việc khai thác than gây ra một cách khách quan và trung thực.

Không đơn thuần xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng sản lượng của một ngành, lĩnh vực nào đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng của tổng hợp tất cả các ngành, lĩnh vực chịu tác động của việc khai thác than (kể cả công nghiệp, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu,…);

Trong trường hợp những đơn vị khai thác than đặc biệt, không nên chỉ xem xét hiệu quả kinh tế chỉ về nguồn lợi về kinh tế. Có những khi vì mục đích chính trị,

quốc phòng, nhu cầu cấp thiết của dân sinh, vẫn phải tiến hành khai thác. Trong

trường hợp này hiệu quả việc khai thác là hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế và mặt an sinh xã hội, an ninh quốc phòng;

Với các giải pháp vừa phải quan tâm đến lợi ích trước mắt lại vừa phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên vì lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của việc khai thác than trong tương lai;

Từ những căn cứ trên và dựa vào Phương hướng phát triển của Công ty Cổ

phần than Hà Lầm - Vinacomin đến năm 2020, Công ty cần có những chiến lược cụ

thể cũng như những giải pháp chính để hoàn thiện đội ngủ và nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực cán bộ trong Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 83 - 85)