Làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 92 - 100)

1. Nội dung của giải pháp

Việc phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản

xuất kinh doanh của Công ty. Công ty thường bố trí một phòng phát triển nguồn

nhân lực, tồn tại độc lập với các phòng khác. Chức năng đào tạo chính sách tầm

quan trọng bộ phận này thường liên hệ trực tiếp với phó giám đốc quản trị. Vì vậy, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực được tách ra từ chức năng quản trị nguồn nhân lực nhưng chuyên về phát triển nguồn nhân lực được gọi là: những người quản lý nguồn nhân lực, người quản lý phát triển sức lao động, người đào tạo, chuyên gia đào tạo họ phải có những người có kiến thức, sáng tạo, suy nghĩ rộng biết phối hợp hành động, ham hiểu biết và thông minh. Họ là những người giỏi về quan hệ với con người, có tính thần tập thể, có đầy đủ khả năng về quản lý, về kỹ thuật, về tâm lý học.

+ Công tác xây dựng và các bước của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Để đạt được hiệu quả, đạt được mục đích của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ta cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, một cách khoa học. Cách thức tổ chức đào tạ và phát triển thế nào cho phù hợp với đối tượng học viên.

Kiến thức phù hợp, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho đào tạo, xây dựng mộ

quy trình hợp lý, tránh lãng phí.

Bảng 3.3. Đội ngũ cao đẳng và trung cấp của Công ty

STT NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO Tổng số người Trong đó Tỷ lệ Đảng viên Phụ nữ Công nhân I CAO ĐẲNG 179 60 22 179 14% 1 Cao đẳng khai thác hầm lò 105 30 105 2 Cao dẳng xây dựng 1 1

3 Cao đẳng cơ điện mỏ 50 22 6 50

4 Cao đẳng cơ điện tuyển khoáng 5 1 4 5

5 Cao đẳng trắc địa 1 1

6 Cao đẳng tin học 6 5 4 6

7 Cao đẳng kinh tế 8 2 7 8

8 Cao dđẳng Ô tô 1 1

9 Cao đẳng lâm nghiệp 1 1

10 Cao đẳng khác 1 1 1 II TRUNG CẤP 269 125 89 269 21% 1 TC Khai thác hầm lò 75 39 75 2 TC Nấu ăn 12 4 11 12 3 TC Cơ điện 99 36 15 99 4 TC Tuyển khoáng 15 3 11 15 5 TC Cầu đường 1 1 1 6 TC Xây dựng 6 1 1 6 7 TC Trắc địa 2 1 2 8 TC Kinh tế 30 23 28 30 9 TC Y tế 21 13 16 21 10 TC Chuyên môn khác 8 5 6 8

Bước 1: Xác định rõ nhu cầu, mục tiêu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Xác định rõ nhu cầu của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nó tuỳ thuộc vào chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nó phục thuộc vào các nguồn sau:

- Nguồn 1: Dựa vào nhu cầu về quản lý dự kiến nguồn nhân lực, Công ty khi

đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh thì họ có chiến lược về nhân lực, từ đó ta tiến hành điều chỉnh từ bên trong hoặc ngoài cho phù hợp.

- Nguồn 2: là dựa vào mong muốn của cán bộ công nhân viên do sự thay đổi

của khoa học công nghệ, sự thăng tiến của cán bộ công nhân viên có nhu cầu đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hay mở mang tri thức.

- Nguồn 3: là dựa vào phân tích công việc và khả năng của nhân viên khi mà

Công ty tiến hành phân tích công việc và kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

của nhân viên thì nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được phát sinh.

- Nguồn 4: người ta dựa vào công thức tính toán về lao động như sau:

Nhu cầu bổ sung = Nhu cầu cần có năm kế hoạch - Số đã có năm báo cáo

Trên cơ sở nhu cầu bổ sung người ta thực hiện chương trình này một cách có hiệu quả. Mục tiêu của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào mục đích của người được đào tạo hay là sự chỉ định của cấp trên.

Bước 2:Xác định đối tượng đào tạo và phát triển.

Trên cơ sở xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của đào tạo và phát triển, Công ty

lập ra chương trình đào tạo cho phù hợp. Sau đó Công ty tiến hành lựa chọn đối

tượng để đào tạo, đây là một bước rất quan trọng, nó xác định hiệu quả của chương

trình đào tạo, Công ty cần phải lựa chọn đúng đối tượng cần được đào tạo trên cơ sở

phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng của họ, nếu chúng ta tiến hành lựa chọn không kỹ thì hiệu quả của hoạt động này không cao nó sẽ gây ra sự lãng phí thời gian và tiền của, công sức của người tham gia đào tạo.

Trong Công ty thì đối tượng của hoạt động đào tạo và phát triển gồm có cán

thể nói là hoạt động có hiệu quả nếu như một trong hai đối tượng này hoạt động không tốt.

Bước 3:Xác định phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sau khi xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng cần được đào tạo, thì những người phụ trách về công việc này cần phải lựa chọn ra một chương trình đào tạo cho

phù hợp. Chương trình này phải đảm bảo được mục tiêu đặt ra, về nội dung phải

phù hợp, về thời gian phải hợp lý. Về phương pháp sư phạm phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề, của đối tượng được đào tạo. Sự lựa chọn đúng phương pháp đào tạo có một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của công tác này và đối với hiệu quả của công việc của người được đào tạo, sau khi đào tạo.

Trên thế giới hiện nay thì người ta đã sử dụng nhiều phương pháp đào tạo và phát cho phù hợp với từng đối tượng trong phạm vi đề tài em xin nêu một số phương pháp sau tuỳ thuộc vào từng đối tượng.

* Đối với cán bộ quản lý và chuyên viên:

Trong Công ty thì đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên có một vai trò rất

quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Trình

độ và khả năng của đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì họ chính là người đưa ra những quyết định về quản trị, đó là những sản phẩm của họ, một Công ty mà không có đội ngũ lãnh đạo giỏi thì

khó mà tồn tại được. Vì vậy mà chúng ta phải thường xuyênđào tạo đội ngũ này để

nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ giúp họ ra những quyết định quản trị có hàm lượng chất xám cao. Sau đây là một số phương pháp mà nước ta và trên thế giới đang áp dụng đối với đội ngũ này.

- Phương pháp dạy kèm: Đây là một phương pháp đào tạo tại chỗ để phát triển

cấp quản trị, theo phương pháp này người học viên được giáo viên là các cán bộ

chuyên môn giỏi kèm cặp. Ngoài cơ hội quan sát, học viên còn phải thực hành ngay

và còn được chỉ định một số công việc quan trọng đòi hỏi kỹ năng ra quyết định.

- Trò chơi kinh doanh: Các trò chơi kinh doanh hay còn được gọi là các trò

hình, một tình huống nào đó trong thực tế. Các mô phỏng này cố gắng lặp lại các

yếu tố được lựa chọn theo một mô hình, một tình huống nào đó, phương pháp này đòi hỏi các học viên phải suy nghĩ, cân nhắc và ra quyết định cụ thể đối với các tình huống. Cuối cùng các nhóm sẽ tranh luận và giáo viên chấm.

- Phương pháp hội nghị hội thảo: Đây la phương pháp được sử dụng rộng rãi,

trong đó các học viên tham gia vào một cuộc thảo luận để giải quyết một vấn đề xác định. Thông thường có một người chủ trì, thương là một cán bộ quản lý, người này sẽ chủ trì và điều khiển cho cuộc thảo luận diễn ra sôi nổi trôi chảy và không bị lạc đề.

- Phương pháp luân phiên công việc: Mục đích của luân phiên công việc là mở

rộng công việc cho người đào tạo, người học sẽ tìm kiếm về các chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Lý thuyết hỗ trợ cho công tác luân chuyển công tác là rất hay, nhưng còn có những khó khan trong một vài chương trình luân chuyển công việc do những người tham gia không thật sự có quyền quản lý, họ quan sát hoặc trợ giúp người quản lý trực tuyến, tuy nhiên họ không phải chịu trách nhiệm đáng lẽ ra phải chịu nếu họ thực sự làm công tác quản lý. Ngay cả trong việc luân chuyển tới các cương vị quản lý, người tham dự các chương trình chứng tỏ tính hoạt động có kết quả trong tương lai của họ với tư cách là người quản lý. Hơn nữa khi chương

trình luân chuyển này hoàn thành họ vẫn không có được những cương vị thích hợp.

- Mô hình ứng xử: Phương pháp mô hình ứng xử sử dụng băng video ghi

lạicác tình huống điển hình đã được cấp quản trị giải quyết một cách cụ thể. Các học viên theo dõi và liên hệ với thái ứng xử đối với công việc của mình. Đây là phương pháp nhằm phát triển kỹ năng ứng xử và giao tiếp của các học viên. Phương pháp này tuy mới được áp dụng những hiện nay rất phát triển.

- Phương pháp thực tập: Theo phương pháp này các học viên sau khi đã được

nghiên cứu các lý thuyết phải đi thực tập tại một cơ sở hoặc một doanh nghiệp nào đó để quan sát và học hỏi cách làm việc. Cách giải quyết vấn đề cụ thể của các cán bộ giỏi và nhân viên có trình độ lành nghề cũng như tiến hành thực tập các lý thuyết đã học được.

- Đề bạt tạm thời: Mọi người thường được giao nhiệm vụ là người có ''quyền'' quản lý. Ví dụ như khi người quản lý đương chức nghỉ phép bị ốm, hay đi công tác dài ngày, thậm chí cả khi vị trí bị khuyết. Như vậy việc đề bạt tạm thời là một biện

pháp phát triển cũng như là một cách làm quen thuộc với Công ty.

- Phương pháp đọc: Đọc là một phương pháp đào tạo khác đó là chúng ta đưa

ra những tài liệu một cách có hệ thống và phù hợp với học viên. Đây là một quá trình tự phát triển, ngừi quản lý có thể được bộ phận đào tạo hỗ trợ thêm, bộ phận này thường được xây dựng sẵn một danh mục các tài liệu giá trị cần tham khảo. Cách học tập kinh nghiệm này có thể có kết quả hơn việc thảo luận về các bài báo và cuốn sách vớí những người quản lý khác và với cấp trên.

* Các hình thức đào tạo công nhân sản xuất trực tiếp:

Việc đào tạo công nhân sản xuất hay nhân viên nghiệp vụ văn phòng thường đơn giản hơn. Trong cơ chế thị trường thì đội ngũ công nhân sản xuất có một vai trò

hết sức quan trọng nó quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm, dịch vụ. Cho

nên việc đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân có vai trò rất quan trọng chúng ta

có thể tiến hành đào tạo ở trong Công ty hoặc ở ngoài Công ty.

- Đào tạo nghề: Đây là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và phương pháp

đào tạo tại chỗ. Phương pháp này chủ yếu áp dụng với các nghề thủ công hoặc đối với các nghề đòi hỏi sự khéo tay như thợ nề, thợ hàn, cơ khí…. Thời gian học ngắn hay dài phụ thuộc vào từng loại nghề. Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp học tại chỗ.

- Phương pháp đào tạo tại chỗ: Đào tạo tại chỗ ngay trong lức làm việc là

phương pháp đào tạo mà người công nhân được giao cho người thợ có kinh nghiệm hơn dạy kèm. Người công nhân vừa được làm bằng cách quan sát nghe các lời chỉ dẫn và làm theo cho đến khi tự làm được. Phương pháp này thường chỉ áp dụng vào nghề giản đơn số lượng học viên ít.

+ Ưu điểm: tiết kiệm được chi phí đào tạo và không đòi hỏi trường lớp, các giáo viên chuyên môn, người học có thể vừa học vừa tham gia vào quá trình sản xuất.

+ Nhược điểm: Phần học hỏi lý thuyết không có hệ thống, thiếu phương pháp sư phạm và đôi khi còn bắt chước có phương pháp còn chưa khoa học của người dạy kèm.

- Đào tạo xa nơi làm việc tại các trường dạy nghề: Hình thức này thường chính

quy thời gian đào tạo dài hơn, số lượng học viên lớn hơn.

+ Ưu điểm: học viên được nghiên cứu một cách có hệ thống kể cả mặt lý thuyết và thực hành, các giờ lý thuyết và thực hành được xen kẽ một cách hợp lý.

+ Nhược điểm: chỉ đào tạo một số nghề cơ bản và chi phí đào tạo thường cao

hơn chi phí đào tạo tại Công ty

Bước 4: Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sau khi chúng ta đã thực hiện các bước trên chúng ta đã xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng và lựa chọn được phương pháp đào tạo. Trong giai đoạn thực hiện chương trình đào tạo thì chúng ta tổ chức các lớp đào tạo, triển khai nội dung đào tạo, theo dõi nội dung và tiến độ đào tạo, định kỳ tổ chức kiểm tra các học viên và gặp gỡ các giáo viên, để có được những sự điều chỉnh cần thiết.

Bước 5:Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển.

Sau khi thực hiện chương trình đào tạo và phát triển thì chúng ta phải tiến hành đánh giá hiệu quả của chương trình. Chúng ta phải đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ…. Trình độ quản lý của cán bộ và công nhân khoá đào tạo và trước khoá đào tạo, xem nó đem lại hiệu quả như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá chúng ta có thể rút ra được

những bài học bổ ích, những bài học kinh nghiệm và tồn tại những khó khăn cần

phải khắc phục, giải quyết. Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển này rất khó nó đòi hỏi phải có những kỹ năng và tốn nhiều thời gian công sức đòi hỏi những nhà quản lý phải hết sức cố gắng và phải tuỳ thuộc vào những quan điểm đánh giá.

Quan điểm và hiệu quả của công tác đánh giá và phát triển. Cũng giống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác thì hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng được xác định bằng kết quả thu được từ hoạt động:

Hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển = Lợi ích thu được/Tổng chi phí đầu tư

Về lợi ích thì gồm lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích của Công ty.

Lợi ích cá nhân là kiến thức, tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của người nhân

công ngày càng nâng lên sau khoá đào tạo. Lợi ích của Công ty chính là kết quả của

hoạt động sản xuất kinh doanh như năng suất, doanh thu lợi nhuận và một số mặt

khác về tổ chức trong Công ty.

Còn chi phí của hoạt động này thì như phần trên em đã nêugồm chi phí về học

tập và chi phi về đào tạo.

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thực ra việc đánh giá hiệu quả của công tác này rất khó và nó cần nhiều thời gian, công sức và chi phí nên chúng ta cần phải xây dựng được kế hoạch đánh giá, chúng ta phải xây dựng được các mục tieu để đánh giá. Mục tiêu này chính là tiêu chuẩn để đánh giá. Thông thường thì có những mục tiêu sau: Sự thay đổi hành vi, cung cấp thông tin mới và tạo nên một tổ chức có hiệu quả hơn.

Có 4 tiêu chuẩn được đề xuất để đánh giá các chương trình đào tạo và phát triển sau đây:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 92 - 100)