Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 75 - 77)

Trong năm 2014, Công ty đóng trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các

chương trình đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, nhân rộng yêu thương.

Hàng năm Công ty đã tạo thêm hàng nghìn chỗ làm mới cho lao động tại địa

phương và các tỉnh lân cận góp phần nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội. Đã ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà cho các đối tượng là thương binh, giai đình liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già không nơi nương tựa... Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn

mới, Công ty đã ủng hộ xây dựng đường giao thông nông thôn (bao gồm cả bảng

tiền mặt và vật liệu xây dựng như xi măng, đá...).

Nhờ có những đổi mới cơ cấu lao động, tập trung lao động chính, giảm tỷ lệ

động, thì việc triển khai giải pháp áp dụng công nghệ mới và cơ giới hóa trong sản xuất hầm lò cũng đặt ra cho Công ty nhiều thử thách mới. Vậy nên, trong hàng loạt các giải pháp, giải pháp nào trước, giải pháp nào sau đều được tập thể lãnh đạo họp bàn, cân nhắc kỹ lưỡng và giải pháp về nguồn nhân lực có chất lượng cao đã được

Công ty lấy làm khâu đột phá.

Một là: Công ty đã tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức trong hệ thống, xây dựng các qui chế, cơ chế rõ ràng trong công tác triển khai phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, cho nên, đã tạo được sự đồng thuận rất lớn trong công nhân viên chức lao động.

Hai là: Công ty tiếp tục đổi mới cách tuyên truyền vận động để cán bộ, công nhân viên chức lao động thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong đào tạo, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực của công ty, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng của các phòng ban tham mưu, giúp việc và phân rõ thẩm quyền trong quản lý, theo dõi, dự báo, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng xong cơ chế, chính sách đào tạo, khuyến khích các cá nhân tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới công tác đào tạo theo hướng toàn diện cả về trình độ, phẩm chất đạo đức và tác phong làm việc công nghiệp.

Ba là: Công ty đã tiến hành khảo sát và xác định nguồn cung lao động, xây dựng tiêu chí tuyển dụng phù hợp từng thời kỳ dựa trên nguyên tắc nâng cao tiêu chí sức khoẻ và sự tâm huyết với nghề mỏ. Tạo điều kiện và cơ chế chính sách đưa cán bộ, công nhân ra nước ngoài đào tạo, chú trọng đào tạo cán bộ trẻ làm nòng cốt trong công tác quản lý và tiếp tục rà soát sắp xếp lại lao động theo hướng giảm dần lao động phụ trợ, gián tiếp.

Bốn là:Bên cạnh cùng với các giải pháp về nguồn nhân lực thì giải pháp về áp dụng công nghệ mới và cơ giới hóa trong sản xuất hầm lò là giải pháp trọng tâm. Trong thời gian qua hàng loạt công nghệ mới trong khai thác lò chợ đã được Công ty áp dụng và triển khai. Cùng với đó là việc đầu tư, áp dụng nhiều thiết bị cơ giới hoá khác nhằm đẩy nhanh tiến độ đào lò như: Máy Combai; Máy khoan Tamrock; máy xúc lật hông, máy xúc gầu ngược, đặc biệt, là việc áp dụng thành công chống

vì neo chất dẻo cốt thép tại các đường lò đá, qua đó đã góp phần giảm đáng kể chi phí vật liệu, nhân công và nâng cao được tốc độ đào lò; Lắp đặt các hệ thống tời hỗ trợ người đi bộ, hệ thống tàu soong loan, tàu Monoray để vận chuyển người và vật liệu từ cửa lò đến vị trí sản xuất...

Năm là:thợ mỏ than Hà Lầm tự hào là những người đầu tiên ghi dấu chân thợ

mỏ ở mức -300, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử phát triển của ngành

Than, tạo bước tiến vượt bậc của thợ mỏ Than Hà Lầm trong việc làm chủ khoa học

công nghệ đào lò, xây dựng mỏ. Bởi lẽ, hoạt động sản xuất dưới lòng đất ở độ sâu -

300 là không hề đơn giản, nhưng Công ty đã mạnh rạn đầu tư các dây truyền khai

thác hiện đại, đổi mới công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật cũng như trình độ tay nghề cho người lao động, nên đã mang lại hiệu quả năng suất cao hơn nhiều lần so với trước kia.

Sáu là: Công ty đã đưa vào hoạt động lò chợ cơ giới hóa đồng bộ 600.000 tấn/năm vỉa 11, đây là lò chợ có chiều dày vỉa trung bình 4,72m, góc dốc trung bình 19 độ, chiều cao khấu 2,6m, chiều dài theo phương 420m, chiều dài lò chợ 108m, công nghệ và thiết bị khai thác bằng máy khấu, máy cào và giàn chống thủy lực, bao gồm 6 giàn chống quá độ chiều cao chống 1,8 đến 2,8m và 67 giàn chống trung gian chiều cao chống 1,6 đến 2,8m. Công nghệ khai thác này đã ghi thêm một dấu mốc quan trọng đối với Công ty trong việc áp dụng cơ giới hóa trong khai thác than hầm lò, cải thiện rõ rệt điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao độ an toàn, năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần than hà lầm vinacomin đến năm 2020 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)