CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LEGO
3.6. Bảo hộ thương hiệu
Bảo vệ thương hiệu là bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu khi xảy ra tranh chấp, đảm bảo về chất lượng sản phẩm và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, bảo hộ lợi ích quốc gia, để liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, phân phối sản phẩm và xuất nhập khẩu và thúc đẩy sáng tạo, đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.
Thị trường quốc tế
LEGO đã sở hữu quyền độc quyền sáng chế với sản phẩm miếng ghép hình cho tới đầu những năm 1990 tại Anh. Ngày 1/4/1996, hãng tiếp tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho những miếng ghép hình của mình với hy vọng kéo dài sự bảo hộ độc quyền
51
trong lĩnh vực sản xuất miếng ghép đồ chơi sáng tạo cho trẻ nhỏ. Yêu cầu này của LEGO đã liên tiếp bị các cơ quan có thẩm quyền của EU từ chối, từ sự phủ quyết của OHIM, đến bác đơn kháng cáo của Tòa án sơ thẩm Châu Âu và cuối cùng là sự không đồng ý từ phía Tòa án Công lý Châu Âu – cơ quan tư pháp tối cao của Liên minh Châu Âu. Vào đầu những năm 1990, tất cả những sản phẩm mang tính sáng tạo của LEGO đã hết hạn bảo hộ sáng chế. Điều này đồng nghĩa với việc những yếu tố kỹ thuật mô tả trong sáng chế hết hạn sẽ được tự do sử dụng bởi bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu sản xuất trên thị trường các sản phẩm về đồ chơi xếp hình. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận, hãng LEGO lại không muốn chia sẻ việc sử dụng các miếng ghép đồ chơi này với cộng đồng và hướng tới tham vọng tiếp tục, thậm chí là tạo lập vĩnh viễn sự độc quyền của mình bằng biện pháp xin đăng ký bảo hộ bởi một quyền sở hữu trí tuệ khác, cụ thể là nhãn hiệu. Nhãn hiệu Cộng đồng mà LEGO đăng ký bảo hộ năm 1996 là các miếng ghép đồ chơi với chính hình dạng đã được bảo hộ sáng chế nay đã hết hạn bảo hộ của hãng này. Nếu được chấp thuận, nhãn hiệu hình dạng này sẽ giúp LEGO loại bỏ một cách hợp pháp mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường, những người có nhu cầu sử dụng hình dạng tối ưu hơn cả trong việc thiết kế các miếng ghép đồ chơi sáng tạo, đối tượng được mô tả trong các sáng chế trước đây của LEGO. Và kết quả tất yếu là LEGO lại tiếp tục duy trì và có thể xác lập vị trí độc quyền vĩnh viễn của mình trên thị trường từ khả năng gia hạn của nhãn hiệu. 23
Thị trường Việt Nam
Được biết hàng giả hàng nhái sản phẩm LEGO là vô cùng nhiều ở thị trường Việt Nam, và để giải quyết được việc này là vô cùng gian nan. Tính đến năm 2014, do tập đoàn chưa đăng ký bảo hộ nên cơ quan chức năng Việt Nam nên không có căn cứ xử lý các sản phẩm nhái nhãn hiệu LEGO trên thị trường.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) có ý kiến chỉ đạo về việc chống hàng giả, hàng nhái nói chung và thương hiệu đồ chơi trẻ em LEGO nói riêng. Ông yêu cầu Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam thông báo để các doanh nghiệp và Tập đoàn LEGO chủ động liên hệ các cơ quan chức năng làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp các sản phẩm của
23Bảo hộ nhãn hiệu áp dụng với sáng chế - khả năng và bản chấp. Tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn. Retrieved 27 November 2021, from https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=981e2b3a-85a3- November 2021, from https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=981e2b3a-85a3- 4283-bd48-b9bd1e5b8c99
52
mình tại Việt Nam. Các đơn vị cần nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm để có căn cứ xử lý đối với hàng giả, hàng nhái trên thị trường.Theo báo cáo của Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ, Tập đoàn LEGO chỉ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ, chưa đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các sản phẩm đồ chơi trẻ em được bán trên thị trường hiện nay có kiểu dáng tương tự sản phẩm mang nhãn hiệu LEGO, nhưng không mang nhãn hiệu này. Do đó, các cơ quan chức năng Việt Nam không có căn cứ để xử lý.
Đến nay, tập đoàn LEGO đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên thế giới và tại Việt Nam; nhưng LEGO đang phải đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái đáng báo động tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, đầu tư của Đan Mạch là 1 nước Bắc âu đã có quan hệ lâu đời với Việt Nam hiện nay Đam Na Việt Nam đang gia tăng, vấn đề hàng giả, hàng nhái một thương hiệu nổi tiếng của Đan Mạch và thế giới có thể gây ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư Đan Mạch vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Chính vì vậy, Đại sứ quán Đan Mạch đã đưa vấn đề này của tập đoàn LEGO ra thảo luận tại phiên họp liên Chính phủ/ thương mại song phương diễn ra tại Đan Mạch trong khuôn khổ chuyến tham quan chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Đan Mạch từ ngày 18 – 20 tháng 9 năm 2013. Và ngày 27/12/2013, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã có văn bản đề nghị Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) giúp đỡ sự phối hợp với các lực lượng thực thi giải quyết tình trạng này. Trước hiểm họa rình rập trẻ em từ các món đồ chơi không có nguồn gốc, nhái thương hiệu LEGO, được sự chỉ đạo của Chính phủ, Hiệp hội VATAP đã làm việc với Cục quản lý thị trường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo tại 3 thành phố lớn của 3 miền Bắc – Trung – Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh, nhằm hướng dẫn trước hết là cho các lực lượng thực thi như quản lý thị trường, hải quan… cách nhận biết và phân biệt sản phẩm LEGO thật và giả. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn ra quân, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, thu giữ và tiêu hủy nhiều sản phẩm LEGO giả. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan đã triển khai tích cực ở khu vực biên giới, tại các cửa khẩu chính ngạch, tiến hành đăng ký kiểm soát biên giới đối với sản phẩm này. Bởi vậy mà tình trạng buôn bán sản phẩm LEGO giả đã giảm rõ rệt.24
24LEGO QUYẾT TÂM CHỐNG HÀNG GIẢ. TRANG TIN ĐIỆN TỬ CHỐNG HÀNG GIẢ VIỆT NAM. (2019).
Retrieved 27 November 2021, from https://chonghanggiavietnam.org.vn/LEGO-quyet-tam-chong-hang-gia- 132059205466480869
53