QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN

VỮNG Ở ĐỊA PHƢƠNG CẤP HUYỆN

1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương cấp huyện

QLNN là thuật ngữ hiện nay đã đƣợc sử dụng rộng rãi, đã có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về khái niệm QLNN nhƣ:

- QLNN đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, các cơ hội có thể có, để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế.

- QLNN là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.

Những khái niệm nêu trên cho thấy: Theo nghĩa rộng, QLNN đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan Nhà nƣớc, có thể do các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa hẹp, hoạt động QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nƣớc hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc.

Thông qua việc nghiên cứu những khái niệm về có liên quan, luận văn xác định rằng: Quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương cấp huyện là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chính quyền địa phương đối với hoạt động tổ chức thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của địa phương để đạt

được mục tiêu GNBV đặt ra trong từng thời kỳ.

Nhƣ vậy, QLNN về GNBV là sự tác động của Nhà nƣớc thông qua cơ chế chính sách, điều phối, phân bổ các nguồn lực nhằm phục vụ công tác giảm nghèo, giúp ngƣời nghèo có khả năng chịu đƣợc những cú sốc hay rủi ro thông thƣờng, hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ sinh kế cũng nhƣ các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để ngƣời nghèo có thể tự vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên

những điều kiện KTXH sẵn có, đƣợc thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc về tổ chức, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách trong một thời gian nhất định, nhằm phục mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội.

1.2.2. Mục tiêu quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương cấp huyện

Công tác QLNN về CS GNBV ở địa phƣơng cấp huyện hƣớng tới việc thực hiện một số mục tiêu sau:

- Thực hiện mục tiêu QLNN về GNBV: Chính sách là công cụ để thực hiện mục tiêu của QLNN về phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, đây đƣợc coi là mục tiêu hàng đầu của công tác QLNN. Thông qua việc thực hiện những nội dung cơ bản trong hoạt động QLNN nhằm hiện thực hoá các mục tiêu của CS GNBV đã đƣợc đề cập tại mục 1.1.2.2 phía trên.

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của CS GNBV: Mỗi CS GNBV đều đòi hỏi có nguồn kinh phí nhất định để thực hiện. Việc thực hiện các CS có thành công hay không vừa phải căn cứ vào mục tiêu của CS và căn cứ vào việc sử dụng kinh phí thực hiện CS có phù hợp, tiết kiệm hay không. CS là công cụ để thực hiện hoạt động QLNN về GNBV, do đó mục tiêu của CS phải đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu của QLNN trong phát triển KTXH

- Nâng cao lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc: Việc thực hiện CS GNBV thành công sẽ giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân, qua đó sẽ có tác động vô cùng to lớn đến việc nâng cao sự tin tƣởng của nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc.

- Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phƣơng: Việc thực hiện các CS GNBV tạo đà cho KTXH của địa phƣơng phát triển, ngƣời dân an tâm, tự tin hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cùng với đó là lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc

tăng lên, họ sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn đối với tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng ở các địa phƣơng, đặc biệt là những địa phƣơng vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương cấp huyện

Công tác QLNN về CS GNBV ở địa phƣơng cấp huyện phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, quy định của Trung ƣơng, của tỉnh: Trong quá trình tổ chức thực hiện các khâu, bƣớc, nội dung QLNN về CS GNBV, chính quyền cấp huyện phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật, quy định của Trung ƣơng, của tỉnh có liên quan. Nếu điều này đƣợc đảm bảo thì hiệu quả QLNN sẽ dễ đạt đƣợc hơn và ngƣợc lại.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Công cuộc GNBV đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của các CS, chƣơng trình GNBV.

- Nguyên tắc huy động đồng bộ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu: GNBV là chủ trƣơng lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nƣớc và là sự nghiệp của toàn dân. Do đó trong quá trình thực hiện các CS GNBV, chính quyền địa phƣơng phải huy động đồng bộ nguồn lực của Nhà nƣớc, của xã hội và của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phƣơng để xóa đói giảm nghèo và phát triển KTXH bền vững.

- Nguyên tắc công bằng, khách quan, công khai, minh bạch: Trong quá trình QLNN về CS GNBV, chính quyền cấp huyện phải đảm bảo các đối

tƣợng chính sách đều đƣợc “đối xử” nhƣ nhau theo quy định của pháp luật, tuân thủ các quy luật khách quan trong quá trình triển khai các CS. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện các CS cần phải đƣợc công khai cho nhân dân và những đối tƣợng liên quan biết đƣợc thông qua các phƣơng tiện truyền tải thông tin (nhƣ niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện, xã; trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện;...).

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi chính quyền cấp huyện phải có biện pháp hữu hiệu trong kiểm soát các khoản chi phí quản lý, đảm bảo sử dụng chi phí tiết kiệm, tránh tham ô, tham nhũng, gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nƣớc.

1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương cấp huyện

1.2.4.1. Xây dựng chiến ược, kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương

Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch GNBV trên địa bàn huyện là quá trình cơ quan có thẩm quyền của huyện xác định các mục tiêu, các phƣơng án và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu GNBV trên địa bàn huyện đã đề ra. Chiến lƣợc và kế hoạch GNBV sẽ giúp chính quyền huyện xác định đƣợc cụ thể các mục tiêu và các nguồn lực, có thể đƣa ra đƣợc những giải pháp chính sách để thực hiện các mục tiêu.

Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch GNBV trên địa bàn huyện An Lão. Để đảm bảo đƣợc tính khả thi, Chính quyền huyện cần chỉ rõ các mục tiêu GNBV đƣợc đƣa ra phải căn cứ trên các điều kiện cụ thể về nguồn lực có thể huy động, thực trạng ngƣời nghèo, hộ nghèo và tính bền vững của giảm nghèo của địa phƣơng.

Quá trình xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch GNBV trên địa bàn huyện đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị và trải qua một số bƣớc cơ bản sau:

trung phân tích bao gồm: Thực trạng ngƣời nghèo, hộ nghèo; Tính bền vững của giảm nghèo của địa phƣơng; Thực trạng phát triển KTXH của địa phƣơng; Khả năng huy động các nguồn lực cho GNBV của địa phƣơng; Quan điểm, chủ trƣơng về GNBV của Trung ƣơng, của tỉnh... Nhìn chung có rất nhiều yếu tố mà chính quyền huyện cần phải phân tích, đánh giá. Kết quả phân tích, đánh giá những yếu tố đó sẽ cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu của địa phƣơng trong thực hiện GNBV; cũng nhƣ những thời cơ, thách thức đối với GNBV của địa phƣơng. Qua đó giúp chính quyền huyện dự báo đƣợc nhu cầu đối với việc thực hiện các giải pháp, chính sách GNBV.

- Thiết lập các mục tiêu GNBV: Các mục tiêu GNBV trên địa bàn huyện

đƣa ra cần phải khả thi, phải xác định rõ thời hạn thực hiện và đƣợc lƣợng hóa đến mức cao nhất có thể. Các mục tiêu này thƣờng bao gồm: Giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo; Giảm tỷ lệ hộ tái nghèo; Gia tăng thu nhập bình quan các hộ nghèo; Cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo (về về y tế, giáo dục, văn hóa, nƣớc sinh hoạt, nhà ở, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,...)

- Lập các phương án thực hiện và lựa chọn phương án tối ưu: Về

nguyên tắc thì chính quyền huyện phải xác định tất cả những phƣơng án GNBV trên địa bàn huyện có thể có. Nhƣng trên thực tế, điều này rất khó thực hiện bởi vì những giới hạn về nguồn lực, giới hạn về thông tin,.. Do đó, chính quyền huyện cần phân tích rõ các nguồn lực hiện có để lập đƣợc các phƣơng án GNBV có tính khả thi. Sau đó, chính quyền huyện cần tìm ra phƣơng án tối ƣu nhất, phƣơng án khả thi nhất. Để thực hiện, chính quyền huyện cần phải đánh giá các phƣơng án đã xây dựng theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu GNBV đã đề ra và phải trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định.

- Ra quyết định và thể chế hoá quyết định: Sau khi đã xác định đƣợc

phê duyệt kế hoạch GNBV. Kế hoạch sau đó đƣợc trình lên HĐND huyện phê duyệt, báo cáo cấp tỉnh xem xét, đánh giá, phê duyệt. Cuối cùng, sau khi kế hoạch GNBV đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch UBND huyện giao kế hoạch cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện tổ chức thực hiện kế hoạch.

Theo phân cấp quản lý, UBND cấp huyện là cơ quan phối hợp xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch (tham mƣu cho UBND cấp tỉnh), đồng thời cũng là cơ quan chủ quản trong tổ chức triển khai các chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch QLNN về phát triển KTXH trên địa bàn huyện.

Theo đó, UBND cấp huyện chỉ đạo các Phòng chuyên môn, UBND các cấp xã trên địa bàn huyện tổ chức triển khai thực hiện CS GNBV; Cụ thể hóa kế hoạch thực hiện mục tiêu QLNN về CS GNBV, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho UBND cấp xã. UBND huyện cũng cần có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra hoạt động QLNN về CS GNBV đối với cấp dƣới.

1.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững

Việc tổ chức thực hiện CS GNBV đƣợc thực hiện từ cấp chính quyền trung ƣơng đến cấp chính quyền địa phƣơng, mỗi cấp chính quyền đều có những nhiệm vụ khác nhau để thực hiện những mục tiêu mà CS đã đề ra, trong đó cấp chính quyền địa phƣơng việc thực thi thƣờng đƣợc thể hiện rõ nét hơn.

Ở cấp huyện nói riêng, UBND huyện và các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện dƣới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, là các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các CS, chƣơng trình, đề án giảm nghèo cho trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai chủ trƣơng, CS, chƣơng trình, đề án giảm nghèo ở cấp huyện là các cơ quan: Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện, Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Dân tộc huyện. Các phòng ban khác chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện.

Trong đó, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhƣ sau:

- UBND huyện: (1) Thành lập Ban Chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cấp huyện và Ban Quản lý các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia các xã, thị trấn. (2) Xây dựng và giao kế hoạch giảm nghèo cho UBND cấp xã. (3) Chỉ đạo, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng CS xã hội, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Huyện đoàn, Hội cựu chiến binh các nội dung có liên quan đến thực thi CS GNBV.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện: Tham mƣu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các CS GNBV trên địa bàn huyện.

- Phòng LĐTBXH: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch GNBV và các CS GNBV trong phạm vi quyền hạn của mình.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mƣu cho UBND huyện về việc quản lý nguồn lực tài chính cho tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch GNBV và các CS GNBV.

- Phòng Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch GNBV và các CS GNBV trong phạm vi quyền hạn.

- Các ban, ngành khác và các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung thuộc chuyên ngành mà đơn vị quản lý, đảm bảo các CS GNBV đƣợc tổ chức thực thi nghiêm túc, có hiệu quả cao nhất.

1.2.4.3. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

a) Tập huấn cán bộ, công chức QLNN về chính sách giảm nghèo bền vững

Tổ chức tập huấn là một khâu quan trọng, đóng vai trò then chốt trong tổ chức thực thi chiến lƣợc, kế hoạch GNBV và CS GNBV ở địa phƣơng cấp huyện. Đối tƣợng chủ yếu của tập huấn là các cán bộ, công chức, viên chức thuộc bộ máy QLNN về CS GNBV. Mục đích của tập huấn là trang bị các kiến thức, thông tin và kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức, viên chức

thuộc bộ máy. Nội dung tập huấn chủ yếu xoay quanh các nội dung về: - Tập huấn phổ biến các văn bản, quy định, hƣớng dẫn.

- Tập huấn quản lý nguồn vốn NSNN phục vụ GNBV và CS GNBV. - Tập huấn công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện GNBV và CS GNBV.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch GNBV và CS GNBV, UBND cấp huyện (cụ thể là các Phòng chuyên môn) là các cơ quan có trách nhiệm tổ chức công tác tập huấn.

b) Thực hiện truyền thông và tư vấn về CS GNBV

Truyền thông và tƣ vấn CS là việc các cơ quan quản lý truyền tải thông tin về CS GNBV cho các đối tƣợng CS thông qua các công cụ, phƣơng tiện truyền tải thông tin nhƣ: Phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử, qua công tác tập huấn và qua các hoạt động tuyên truyền khác.

Mục tiêu của truyền thông và tƣ vấn CS GNBV là gi p cho các đối tƣợng CS hiểu biết về nội dung chính sách, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình trong việc thực hiện CS, từ đó vận động đƣợc sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là của các đối tƣợng CS ở địa phƣơng (bao gồm cả các đối tƣợng chịu trách nhiệm triển khai CS và các đối tƣợng thụ hƣởng CS).

c) Phối hợp các cơ quan thực hiện các chính sách bộ phận của CS

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 25)