THỰC TRẠNG NGƢỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 47 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG NGƢỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN

LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

An Lão là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Toàn huyện có 11.818 đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 37% (số liệu năm 2020). Những năm qua, việc thực hiện các CS đối với đồng bào dân tộc thiểu số luôn đƣợc huyện triển khai kịp thời, đ ng đối tƣợng, giúp ngƣời dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Bảng 2.4: Tình hình ngƣời nghèo trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020

1. Dân số toàn huyện Ngƣời 31.234 31.973 32.446 2. Số hộ gia đình trên địa bàn huyện

Hộ

8.752 8.848 9.006 - Trong đó: Số hộ dân tộc thiểu số 3.175 3.212 3.263 3. Số hộ là hộ nghèo theo chuẩn nghèo

giai đoạn 2016- 2020 3.955 3.215 2.533

- Số hộ nghèo dân tộc thiểu số 2.253 2.093 1.910

- Số hộ tái nghèo 20 13 8 - Số hệ nghèo phát sinh 94 107 106 4. Tỷ lệ hộ là hộ nghèo so với tổng số hộ % 45,2 36,3 28,12 - Trong đó: Tỷ lệ hộ là hộ nghèo dân

tộc thiểu số so với tổng số hộ 25,7 23,6 21,2

5. Tỷ lệ lao động thuộc các hộ nghèo đã

qua đào tạo 20,9 30,7 33,8

6. Số hộ thoát nghèo

Hộ 792 864 796

- Trong đó: Số hộ dân tộc thiểu số 127 282 349

7. Thu nhập trung bình/năm của hộ nghèo Tr.đ 27,1 30,5 33,2

Nguồn: Thống kê huyện An Lão

Nếu nhƣ năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trên địa bàn An Lão là 45,12% thì đến hết năm 2020 đã giảm xuống còn 28,12%, vƣợt chỉ tiêu Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mà huyện đề ra. Ðể có đƣợc kết quả này, ngoài nỗ lực của nhân dân, cấp ủy, chính quyền huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các CS đối với đồng bào dân tộc, nhƣ: Chƣơng trình 135, 30a, CS hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào dân

tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 755/QÐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ...

Những năm qua, đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, công tác giảm nghèo của huyện đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến rõ rệt. Kết quả chƣơng trình giảm nghèo đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng và đảm bảo ASXH trên địa bàn. Tuy nhiên, các hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão còn có tỷ lệ cao trong tỉnh và tập trung vào vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tập trung vào một số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Các hoạt động sinh kế của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn gắn với sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp truyền thống, gắn với kinh tế tự cấp, tự túc, lạc hậu hơn hẳn so với các hộ ngƣời kinh. Bên cạnh đó, việc thâm canh tăng năng suất rất ít đƣợc chú trọng, gây ra tình trạng lãng phí và dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên đất đai điều đó không bền vững về mặt môi trƣờng.

Bảng 2.5 cho thấy, mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo trên địa bàn huyện là rất lớn, đặc biệt là tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện. Tuy nhiên, mức độ thiếu hụt đã có xu hƣớng giảm qua các năm 2018-2020.

Bảng 2.5: Số lƣợng hộ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: hộ Tiêu chí 2018 2019 2020 1. Tiếp cận dịch vụ y tế 0 0 0 2. BHYT 1.683 1.548 599 3. Trình độ giáo dục ngƣời lớn 398 386 250 4. Tình trạng đi học của trẻ em 12 10 8

Tiêu chí 2018 2019 2020

5. Chất lƣợng nhà ở 743 568 432

6. Diện tích nhà ở 623 516 404

7. Nguồn nƣớc sinh hoạt 741 570 455

8. Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh 2.320 2.034 1.748

9. Sử dụng dịch vụ viễn thông 534 415 368

10. Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 207 195 174

Nguồn: Phòng Thống kê huyện An Lão

Trong thời gian tới, vấn đề giảm nghèo vẫn là bài toán đặt ra đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, yêu cầu việc xây dựng Chƣơng trình giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025 cần có những giải pháp tổng thể, tích cực, phù hợp mới giải quyết tốt mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Trong thời gian tới, luận văn nhận định những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLNN về CS GNBV trên địa bàn huyện An Lão nhƣ sau:

- Những thuận lợi:

+ Các CS GNBV của Trung ƣơng đƣợc ban hành và tổ chức thực hiện đã đi vào cuộc sống và huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, tham gia của các tầng lớp nhân dân và nhất là ngƣời nghèo.

+ Các chỉ tiêu, kế hoạch giảm nghèo đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết của UBND tỉnh để thực hiện. Nhận thức của ngƣời dân về công tác giảm nghèo đã có sự chuyển biến và nâng cao; ngƣời lao động ở khu vực nông thôn đã đƣợc đào tạo nghề, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

- Những khó khăn:

+ Xuất phát điểm KTXH của huyện An Lão là thấp; nguồn lực đầu tƣ cho CS GNBV chủ yếu từ ngân sách Trung ƣơng phân bổ, việc huy động nguồn lực của cộng đồng chƣa đƣợc phát huy.

+ Nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, phân công lao động chƣa hợp lý, phần lớn lao động dân tộc thiểu số đang tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp mang tính thời vụ, thị trƣờng đầu ra

không ổn định; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển còn chậm. + Nhận thức của đại bộ phận ngƣời nghèo còn hạn chế, chƣa tích cực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo, còn tƣ tƣởng ỷ lại trong chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc; vẫn còn một bộ phận ngƣời nghèo và chính quyền địa phƣơng chƣa muốn thoát nghèo để hƣởng cơ chế, CS của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 47 - 51)