THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM

NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1.1. Định hướng chiến ược, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Để có đƣợc bản chiến lƣợc, kế hoạch GNBV đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nội dung, hình thức cũng nhƣ mức độ tin cậy, đảm bảo hiệu quả của thông tin đƣa ra trong đó, UBND huyện An Lão đã căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2016 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH và Tài liệu Hƣớng dẫn lập kế hoạch phát triển địa phƣơng 05 năm và hàng năm theo phƣơng pháp mới của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ năm 2018. Theo đó, quy trình xây dựng kế hoạch GNBV của huyện An Lão đƣợc mô tả tại hình sau đây:

Hình 2.1: Quy trình lập kế hoạch GNBV của huyện An Lão

Nguồn: UBND huyện An Lão

Bƣớc 1: Phân tích môi trƣờng Bƣớc 2: Xác định mục tiêu của kế hoạch

Bƣớc 3: Xây dựng và luận chứng phƣơng án kế hoạch

- Tại bƣớc phân tích môi trƣờng: Phòng Tài chính-Kế hoạch đã tập trung vào một số yếu tố quan trọng, gồm có: Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển KTXH huyện; hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTXH huyện; các nguồn lực khác của huyện; thực trạng ngƣời nghèo, hộ nghèo, tính bền vững của giảm nghèo của huyện; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch GNBV của huyện trong thời kỳ trƣớc.

- Tại bƣớc xác định sứ mệnh, tầm nhìn của chiến lƣợc và mục tiêu của kế hoạch GNBV đƣợc huyện thực hiện tƣơng đối tốt, theo đó, các mục tiêu đã đƣợc lƣợng hóa thông qua các chỉ tiêu cụ thể, phù hợp điều kiện và nguồn lực cho GNBV của huyện. Thực tế cho thấy, mục tiêu của kế hoạch có tính khả thi tƣơng đối cao.

Tuy nhiên, các mục tiêu của bản chiến lƣợc và kế hoạch GNBV vẫn chƣa xác định rõ thời gian thực hiện cụ thể, chƣa xác định đƣợc thứ tự ƣu tiên của các mục tiêu.

- Tại bƣớc xây dựng và luận chứng phƣơng án kế hoạch: Nhìn chung do năng lực của cán bộ làm kế hoạch của huyện chƣa thật sự tốt, nên việc xây dựng phƣơng án kế hoạch khá đơn điệu, không có nhiều lựa chọn đƣợc đƣa ra. Bên cạnh đó, việc luận chứng còn “non” và không có nhiều sáng tạo so với những năm trƣớc. Việc phân tích, đánh giá để luận chứng phƣơng án chính sách GNBV chủ yếu là định tính, chƣa vận dụng đƣợc các chỉ tiêu định lƣợng. - Tại bƣớc xác định các giải pháp chính sách nhằm thực hiện phƣơng án kế hoạch: Nhìn chung các giải pháp đƣợc đƣa ra đều có căn cứ, nhƣng nội dung các giải pháp chung chung nên gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách GNBV sau này.

Bảng 2.6: Kế hoạch GNBV huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020

1. Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm

%

53,8 45,19 36,34 2. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trong năm 8,61 8,85 8,21

3. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 45,19 36,34 28,13

4. Tỷ lệ đối tƣợng thuộc hộ nghèo đƣợc cấp thẻ BHYT miễn phí, hộ cận nghèo đƣợc hỗ trợ đóng BHYT theo quy định

100 100 100

5. Tỷ lệ Học sinh là con hộ nghèo đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ theo quy định về học phí, chi phí học tập tại các trƣờng và cơ sở giáo dục 100 100 100 6. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc thụ hƣởng đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định và đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội,

100 100 100

7. Số ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn

Ngƣời

143 209 321

8. Số ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ giải

quyết việc làm 225 256 334

9. Lƣợng vốn đầu tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất

và dân sinh ở các vùng khó khăn Tỷ đồng

9.716 9.891 9.464 10. Vốn vay ƣu đãi tín dụng cho hộ

nghèo từ Chi nhánh Ngân hàng CS xã hội huyện 1.498 1.068 2.348 11. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản % - Tiếp cận dịch vụ y tế 100 100 100 - BHYT 100 100 100 - Trình độ giáo dục ngƣời lớn 57,45 98,53 90,13

Tiêu chí ĐVT 2018 2019 2020

- Tình trạng đi học của trẻ em 89,94 97,98 99,68

- Chất lƣợng nhà ở 81,21 82,50 82,95

- Diện tích nhà ở 84,25 84,41 84,05

- Nguồn nƣớc sinh hoạt 81,26 81,53 82,04

- Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh 41,34 40,75 30,99 - Sử dụng dịch vụ viễn thông 86,5 88,91 85,47 - Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 94,77 96,32 93,13

Nguồn: Kế hoạch GNBV huyện An Lão các năm 2018- 2020 2.3.1.2. Lập kế hoạch triển khai hoạt động QLNN về chính sách giảm nghèo bền vững

Theo phân cấp hiện nay, việc xây dựng kế hoạch triển khai CS GNBV trên địa bàn tỉnh Bình Định do chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện, chính quyền cấp huyện (trong đó có An Lão) chỉ có vai trò tổ chức thực hiện kế hoạch đó, mà không trực tiếp xây dựng kế hoạch cho địa phƣơng mình.

Trong giai đoạn 2018-2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các quy định của Trung ƣơng cho phù hợp thực tế địa phƣơng với các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo các Sở, Ban ngành và UBND các huyện triển khai thực hiện các hoạt động Dự án 1 (Chƣơng trình 30a), Dự án 2 (Chƣơng trình 135) và các Dự án thuộc Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh và vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Về phía UBND huyện An Lão, hàng năm UBND huyện tiến hành xây dựng các phƣơng án triển khai kế hoạch GNBV của tỉnh Bình Định. Theo đó trong giai đoạn 2018-2020, việc xây dựng các phƣơng án triển khai kế hoạch của tỉnh trong thực thi CS GNBV trên địa bàn huyện An Lão nhìn chung đã

đƣợc UBND huyện quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Hoạt động này đã đảm bảo việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân từ cấp cơ sở, đặc biệt là ý kiến của các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Đây là cách để phát huy mạnh mẽ sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình thực thi CS công của UBND huyện An Lão.

Việc xây dựng các phƣơng án chính sách triển khai kế hoạch của tỉnh đƣợc UBND huyện An Lão thực hiện nhƣ sau:

- Chủ trì xây dựng các phƣơng án chính sách triển khai kế hoạch của huyện là Phòng Dân tộc. Tùy thuộc vào từng mảng công tác mà Phòng Dân tộc sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện để triển khai xây dựng các phƣơng án, bao gồm Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên – Môi trƣờng, Phòng LĐTBXH.

- Tại cấp xã, căn cứ sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của huyện, UBND cấp xã đã chỉ đạo Trƣởng thôn tổ chức họp dân để thông báo công khai, minh bạch về nội dung, đối tƣợng thụ hƣởng, mức hỗ trợ cho thôn, cho các hộ nghèo và các CS hỗ trợ của Nhà nƣớc, để ngƣời dân thảo luận, lựa chọn. Sau đó Trƣởng thôn tổng hợp, báo cáo nội dung đã đƣợc xác định với UBND cấp xã.

- Từ kết quả đã đƣợc tổng hợp, UBND cấp xã tiến hành lập kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn trình UBND huyện phê duyệt. UBND huyện có nhiệm vụ tổng hợp phƣơng án triển khai kế hoạch hàng năm, cả giai đoạn của các cấp xã (đã đƣợc cơ quan thẩm quyền thẩm định) báo cáo lên UBND tỉnh. UBND tỉnh sẽ căn cứ kế hoạch vào đƣợc phê duyệt, nguồn vốn Trung ƣơng giao và nguồn vốn địa phƣơng, phân bổ vốn cho các đơn vị thực hiện.

- Quý II hàng năm, UBND cấp xã căn cứ danh mục các dự án đầu tƣ và danh mục dự án trong kế hoạch tổng thể, thông báo và tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội để rà soát danh mục, địa điểm, mức vốn (vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng, vốn huy động), lên danh sách các hộ nghèo đƣợc hỗ trợ; sắp xếp thứ tự ƣu tiên hỗ trợ,

tổng hợp thông qua thƣờng trực HĐND cấp xã, trình UBND huyện phê duyệt. Trong thời gian qua, công tác xây dựng phƣơng án chính sách triển khai kế hoạch thực thi CS GNBV của tỉnh Bình Định trên địa bàn huyện An Lão đã đƣợc thực hiện tƣơng đối nghiêm túc tại các xã thuộc diện thụ hƣởng CS trên địa bàn huyện. UBND các xã đã nghiêm túc thực hiện; tổ chức họp dân để thông báo chủ trƣơng đầu tƣ các nguồn vốn và CS hỗ trợ, các hộ gia đình đã đƣợc tham gia cho ý kiến, dựa trên danh sách các hộ đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Nhà nƣớc.

Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng đã vận hành và thực hiện các nội dung chỉ đạo trực tiếp của cơ quan Trung ƣơng và một phần nghiên cứu và cho ban hành các văn bản theo thẩm quyền đƣợc phân cấp ở cấp tỉnh và cấp huyện mang tính chỉ đạo và điều hành trực tiếp các vấn đề mang tính đặc thù của vùng nhƣ Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND các cấp, các Sở, ban ngành để triển khai thực hiện CS kịp thời, bám sát với mục tiêu và nội dung CS.

Bảng 2.7: Kế hoạch triển khai hoạt động QLNN về CS GNBV huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Nội dung ĐVT 2018 2019 2020

1. Số lần xây dựng phƣơng án chính sách triển khai kế hoạch hàng năm cho tổng thể

các CS bộ phận Lần

4 4 4

2. Số lần điều chỉnh kế hoạch triển khai

phƣơng án chính sách trong năm 3 5 5

3. Tỷ lệ tham gia đóng góp ý kiến của hộ

nghèo cho các phƣơng án chính sách % 41,6 43,1 52,9

Nguồn: UBND huyện An Lão

hiện hoạt động QLNN về CS GNBV của tỉnh Bình Định đƣợc UBND huyện An Lão thực hiện theo quý (04 quý/năm). Tuy nhiên, số lần phải điều chỉnh phƣơng án và trình UBND tỉnh phê duyệt hàng năm còn lớn, điều này cho thấy chất lƣợng dự báo trong các phƣơng án còn thấp. Ngoài ra, tỷ lệ tham gia đóng góp ý kiến của hộ nghèo cho các phƣơng án kế hoạch triển khai CS GNBV là chƣa cao. Hạn chế này cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới, bởi vì việc ngƣời dân đƣợc tham gia vào họp bàn, thảo luận về xây dựng phƣơng án triển khai kế hoạch thực hiện CS GNBV sẽ cho ra đời những phƣơng án có lộ trình, cách thức triển khai phù hợp với mong đợi của các hộ nghèo, xác định cụ thể nguồn lực tránh gây thất thoát và lãng phí, hạn chế sự quan liêu trong tổ chức thực hiện và mục tiêu của CS đặt ra mang tính khả thi cao.

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững

Cơ cấu bộ máy QLNN về CS GNBV tại huyện An Lão đƣợc thể hiện ở hình sau:

Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy QLNN về CS GNBV tại huyện An Lão

Nguồn: Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện An Lão

UBND các xã, thị trấn UBND huyện An Lão

Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Dân tộc;... Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện An Lão

Các đối tƣợng thực hiện (chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng); Các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách (hộ nghèo dân tộc thiểu số); Các tổ chức hỗ trợ, phối hợp

Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhƣ sau:

- UBND huyện An Lão có trách nhiệm:

+ Thành lập Ban Chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cấp huyện và Ban Quản lý các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia các xã, thị trấn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo; thành lập bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo đặt tại phòng chuyên môn đƣợc giao thực hiện Chƣơng trình. Bố trí đủ và ổn định cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

+ Giao kế hoạch giảm nghèo cho từng xã, thị trấn. Xây dựng kế hoạch thực hiện, bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giảm nghèo tại địa phƣơng; Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ hộ cận nghèo mua thẻ BHYT. Tập trung hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Chỉ đạo, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng CS xã hội, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Huyện đoàn, Hội cựu chiến binh, quản lý hiệu quả các nguồn vốn vay, tổ chức hƣớng dẫn cách làm ăn, chi tiêu, vận động kế hoạch hóa gia đình.

+ Triển khai chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ƣu tiên hộ nghèo, cận nghèo, ngƣời khuyết tật. Vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tiếp nhận ngƣời nghèo vào làm việc.

- Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện An Lão có trách nhiệm:

+ Tham mƣu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các CS GNBV trên địa bàn huyện.

+ Tổng hợp và định kỳ báo cáo UBND huyện tình hình triển khai thực hiện chƣơng trình GNBV trên địa bàn huyện.

- Phòng LĐTBXH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên

quan triển khai thực hiện:

+ Triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo.

+ Thực hiện các nội dung truyền thông, phổ biến pháp luật về giảm nghèo. + Phối hợp thực hiện cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo thuộc vùng khó khăn, ngƣời đang sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, hộ cận nghèo, đối tƣợng bảo trợ xã hội,...

+ Đôn đốc, hƣớng dẫn các xã, thị trấn thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào cuối năm.

+ Thƣờng xuyên cập nhật dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và theo dõi sự biến động của hộ nghèo, hộ cận nghèo để phục vụ các nhiệm vụ hàng năm.

+ Hƣớng dẫn giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch giảm nghèo và tổng hợp báo cáo UBND huyện theo quy định.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm:

+ Cân đối bố trí kinh phí, đảm bảo kinh phí thực hiện các chƣơng trình GNBV. + Hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí đ ng mục đích, đ ng chế độ, đ ng đối tƣợng và thanh quyết toán theo quy định của Luật NSNN.

+ Tham mƣu phân bổ nguồn lực giảm nghèo, đề xuất kế hoạch phát triển KTXH, đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, đặc biệt ƣu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và đặc biệt khó khăn.

+ Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình GNBV.

- Phòng Dân tộc có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện các CS đặc thù (Chƣơng trình 135), các CS dân tộc để hỗ trợ hộ nghèo, ngƣời nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

+ Trực tiếp tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn; phối hợp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn các xã trong, ngoài vùng thực hiện Chƣơng trình 135.

đặc biệt khó khăn đã đƣợc tỉnh phê duyệt,

+ Trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo của huyện.

- Các ban, ngành khác và các tổ chức chính trị-xã hội có trách nhiệm

phối hợp thực hiện các nội dung thuộc chuyên ngành mà đơn vị mình quản lý, đảm bảo các CS GNBV đƣợc tổ chức thực thi một cách nghiêm túc, có hiệu quả cao nhất trong điều kiện nguồn lực có hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 51)