Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2018-2020 là giai đoạn cuối thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển KTXH 05 năm giai đoạn 2016- 2020. D gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hƣởng của dịch Covid- 19, nhƣng KTXH huyện An Lão vẫn duy trì phát triển, trong đó tổng sản phẩm kinh tế năm 2020 ƣớc đạt 1.395,02 tỷ đồng, đạt 102,58% kế hoạch, tăng 6,48% so với năm 2019. Ðây là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của huyện với nhiều giải pháp cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng thời điểm; cùng với đó là sự đồng lòng của toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa phát triển KTXH.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) 1.202,7 1.310,15 1.395,02 - Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản 647,9 666,15 692,75 - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- tiểu

thủ công nghiệp 256 287,3 303,8

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ- thƣơng mại 298,8 356,7 398,47

2. Tốc độ tăng trƣờng kinh tế (%) 7,4 6,5 5,8

3. Tổng thu NSNN 375,314 404,1 511,51

Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH huyện các năm 2018-2020

tích cực, đ ng theo lộ trình kế hoạch đặt ra. Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng về tỷ trọng các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Một trong những thành quả nổi bật là công tác thu ngân sách. Mặc dù dịch bệnh đã tác động xấu đến tăng trƣởng của nền kinh tế, kéo giảm hoạt động sản xuất, kinh doanh; xúc tiến đầu tƣ,... trên địa bàn huyện. Cùng với đó, CS giảm thuế, gia hạn nộp thuế của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do ảnh hƣởng của dịch Covid-19,... đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác thu ngân sách của huyện. Thế nhƣng trong bối cảnh các nguồn thu gặp khó khăn, UBND huyện đã triển khai các giải pháp vừa đồng hành cùng doanh nghiệp, vừa phấn đấu đảm bảo số thu đạt tiến độ dự toán.

Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tiếp tục có chuyển biến tích cực, bƣớc đầu hình thành các mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi liên kết. Các chƣơng trình, đề án, kế hoạch cụ thể phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của huyện đã phát huy hiệu quả bƣớc đầu nhƣ: Bò thịt chất lƣợng cao, Heo đen địa phƣơng, Gà thịt thả đồi, Rau sạch, Chè tiến Vua An Toàn, Tơ Tằm Vạn Khánh, Đồ gỗ mỹ nghệ,... Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Lão đã xác định đƣợc cây trồng, vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển thành sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận. Các CS an sinh xã hội đƣợc thực hiện kịp thời; các chƣơng trình dự án giảm nghèo đƣợc triển khai có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)