Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 62 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

2.3.2.1. Tập huấn cán bộ, công chức QLNN về CS GNBV

Trong giai đoạn 2018-2020, UBND huyện An Lão rất quan tâm đến công tác tập huấn triển khai CS GNBV cho đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức QLNN. Việc tập huấn cán bộ, công chức thƣờng diễn ra khi có những thay đổi về CS, hoặc có CS mới ban hành, hoặc có cán bộ, công chức mới đƣợc luân chuyển, tuyển dụng vào bộ máy QLNN về CS GNBV.

Các đơn vị chịu trách nhiệm tập huấn CS GNBV cho cán bộ, công chức QLNN về CS GNBV của huyện An Lão bao gồm: Phòng Dân tộc; phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; phòng TNMT; phòng LĐTBXH;...

Bảng 2.9: Tập huấn cho cán bộ, công chức QLNN về CS GNBV của huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

ĐVT: buổi tập huấn

Nội dung tập huấn 2018 2019 2020

1. Tập huấn triển khai những chủ trƣơng, chƣơng

trình, đề án của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn 12 10 8 2. Tập huấn rà soát, lập danh sách đối tƣợng thụ

hƣởng CS (hộ nghèo, cận nghèo) 4 4 4

3. Tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành (thực hiện riêng

đối với từng ngành) 5 4 2

4. Tập huấn những nội dung khác 3 2 2

Nguồn: UBND huyện An Lão

Bảng 2.9 cho thấy, trong số các nội dung tập huấn, nội dung tập huấn triển khai những chủ trƣơng, chƣơng trình, đề án của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn có số buổi tập huấn cố định là 08 buổi/năm, đây là những buổi tập huấn tập trung đƣợc Phòng LĐTBXH chủ trì thực hiện hàng năm; các nội dung tập huấn còn lại cũng tƣơng đối phong phú, phù hợp với yêu cầu của công tác trong từng thời kỳ nhất định. Nội dung chỉ đạo của một số nội dung tập huấn nhƣ sau:

- Đối với tập huấn triển khai những chủ trƣơng, chƣơng trình, đề án của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn: Tham gia tập huấn các học viên đƣợc phổ biến những điểm mới của chủ trƣơng, chƣơng trình, đề án, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thực thi CS hàng năm trong giai đoạn tiếp theo.

- Đối với tập huấn rà soát, lập danh sách đối tƣợng CS: Các học viên sẽ đƣợc phổ biến mục đích yêu cầu, các tiêu chí điều tra, kinh phí điều tra, thời gian và tiến độ thực hiện các cuộc điều tra, lập danh sách đối tƣợng CS GNBV; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, UBND tỉnh; kế

hoạch của UBND tỉnh về việc lập danh sách đối tƣợng CS; hƣớng dẫn lập danh sách, biên bản bàn giao danh sách đối tƣợng CS GNBV cho UBND cấp huyện.

- Đối với tập huấn các nghiệp vụ chuyên ngành: Nội dung này đƣợc thực hiện riêng đối với mỗi từng ngành, đƣợc chủ trì bởi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện An Lão. Nội dung tập huấn chú trọng vào việc tổ chức thực thi những mảng của CS có liên quan đến các ngành. Ví dụ, mảng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông, trƣờng học,...) sẽ đƣợc tập huấn tại Phòng Tài chính - Kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực thi CS, các ngành phải phối hợp thực hiện để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách cho thực thi CS có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

2.3.3.2. Thực hiện truyền thông và tư vấn về chính sách giảm nghèo bền vững

- Trong giai đoạn 2018-2020, UBND huyện An Lão tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ công tác truyền thông và tƣ vấn CS GNBV cho các đối tƣợng của CS, theo đó các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan có trách nhiệm đều chủ động xây dựng kế hoạch, hợp tác khá nhịp nhàng, chặt chẽ trong các hoạt động; tổ chức các hội nghị quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về nội dung của các văn bản chỉ đạo cũng nhƣ các CS GNBV đến cộng đồng, doanh nghiệp và các đối tƣợng thụ hƣởng CS là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện.

UBND các cấp trên địa bàn huyện An Lão đã chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống Đài phát thanh xã, thị trấn, mở chuyên mục vì ngƣời nghèo. Trung bình mỗi tuần phát một bài tuyên truyền phổ biến đƣờng lối của Đảng, CS pháp luật của Nhà nƣớc, các mô hình điển hình tiên tiến, các gƣơng sáng trong phát triển kinh tế vƣơn lên thoát nghèo, đây đƣợc coi là kênh thông tin có tác động tƣơng đối lớn đến nhận thức, quan điểm của ngƣời dân về việc vƣơn lên thoát nghèo.

Công tác tuyên truyền nhìn chung đƣợc đánh giá là phong phú về nội dung, cách thức, sử dụng các phƣơng tiện truyền thông qua hệ thống phát thanh; qua các bản tin trên website của UBND huyện, bản tin ở các xã, thị trấn; qua các lớp tập huấn; qua các buổi họp dân ở các thôn để tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng đến ngƣời dân nên chủ trƣơng, CS GNBV nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo ra hiệu ứng sâu rộng.

- Đối với công tác tƣ vấn CS GNBV, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc và UBND cấp xã trên địa bàn kết hợp tƣ vấn CS GNBV cho các hộ nghèo khi họ tới liên hệ làm việc với đơn vị đó. Hoạt động tƣ vấn CS GNBV đôi khi cũng đƣợc thực hiện theo hình thức lƣu động, do một số cán bộ huyện, xã đi thực tế ở các xã, thôn khó khăn để tƣ vấn trực tiếp cho hộ nghèo.

Bảng 2.10: Tuyên truyền, tƣ vấn CS GNBV trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí Đơn

vị 2018 2019 2020

1. Số cuộc hội thảo, hội nghị đƣợc tổ chức Buổi 2 2 2 2. Số lƣợt đối tƣợng CS tham dự hội thảo,

hội nghị Lƣợt 95 85 80

3. Số bài phát trên hệ thống truyền thanh xã,

thị trấn Bài 38 35 25

4. Số pano, băng rol, phƣớn, tranh cổ động Cái 12 10 7 5. Số cuộc tƣ vấn CS GNBV lƣu động Cuộc 1 1 1 6. Số ngƣời nghèo đƣợc tƣ vấn, giải đáp

thắc mắc về CS GNBV Lƣợt 200 250 286

7. Tổng kinh phí thực hiện truyền thông, tƣ vấn CS GNBV

Triệu

đồng 53 50 40

Bảng 2.10 cho thấy, hoạt động tuyên truyền, tƣ vấn CS GNBV đƣợc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện An Lão kết hợp với UBND cấp xã thực hiện tích cực trong giai đoạn này. Việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền đã tạo đƣợc sự chuyển biến về nhận thức, khơi dậy lòng nhân ái của các tầng lớp nhân dân đối với ngƣời nghèo, ngƣời khó khăn, thu h t đƣợc sự tham gia của quần ch ng nhân dân, các tổ chức KTXH trong việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo hoặc đóng góp Quỹ an sinh xã hội, Quỹ vì ngƣời nghèo. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung xây dựng chƣơng trình hành động, kế hoạch cụ thể ph hợp với từng địa bàn các xã, thị trấn và triển khai đến các chi bộ.

Tuy nhiên, một phần do hạn chế về nguồn lực thực hiện, một phần do cách thức, phƣơng thức thực hiện và một phần do ý thức, nhận thức của ngƣời nghèo ở nhiều xã, thôn trên địa bàn huyện An Lão, nên số lƣợng ngƣời nghèo đƣợc truyền thông, tƣ vấn CS GNBV thời gian qua còn rất hạn chế. Việc tiếp thu và tận dụng CS hỗ trợ của Nhà nƣớc của đa số ngƣời nghèo còn chƣa tốt, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả triển khai thực hiện các CS GNBV trên địa bàn huyện.

2.3.3.3. Phối hợp các cơ quan thực hiện chính sách bộ phận của chính sách giảm nghèo bền vững

a) Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng CS khác; Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, việc triển khai và tổ chức thực hiện CS tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo và cận nghèo, tỉnh Bình Định đã kết hợp vận dụng 03 nhóm công cụ để triển khai CS đó là nhóm công cụ tài chính, hạ tầng và kỹ thuật. Cụ thể việc cung cấp tín dụng ƣu đãi theo quy trình bao gồm 09 công đoạn trong đó có 05 công đoạn do Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh thực hiện

và 04 công đoạn thuộc về Ngân hàng CS xã hội tỉnh Bình Định thực hiện. 09 công đoạn này có thể tóm lƣợc vào trong ba bƣớc cơ bản:

- Bƣớc 1: Trƣởng thôn và đại diện của các Hội, đoàn thể ở địa phƣơng, tiến hành khảo sát để xác định hộ nghèo cần vay vốn trong phạm vi xã, thị trấn và các thôn, bƣớc đầu tập hợp danh sách những hộ nghèo cần vay vốn gửi lên xã, thị trấn. Dựa vào danh sách các thôn gửi lên Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã, thị trấn họp xét và lập danh sách hộ nghèo vay vốn gửi Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện quy trình này thực hiện theo Thông tƣ số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/02/2007 về việc hƣớng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo và thông tƣ số 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2008 về việc hƣớng dẫn quy trình xác định hộ gia đình nghèo, cận nghèo.

- Bƣớc 2: Sau khi những hộ nghèo và hộ cận nghèo đƣợc xét cho vay vốn họ cùng nhau thành lập tổ vay vốn và bầu ra các tổ trƣởng tại các thôn. Theo đó các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Huyện đoàn,...) đóng vai trò là ngƣời tín chấp để các hội viên vay vốn. Các hộ làm đơn xin vay vốn, trong đơn phải ghi rõ mục đích vay vốn, số lƣợng vốn vay, thời gian vay. Đơn xin vay vốn phải có chữ ký xác nhận của tổ trƣởng tổ vay vốn, hay đoàn thể tín chấp, của Ban chỉ đạo giảm nghèo xã trƣớc khi gửi lên Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện. Sau khi đủ các thủ tục, đơn đƣợc xét chuyển đến Ngân hàng CS xã hội để thẩm định việc cấp vốn vay.

- Bƣớc 3: Ngân hàng CS xã hội cử cán bộ về xã nắm bắt tình hình thực tế của các hộ nghèo vay vốn. Ngân hàng CS xã hội kết hợp với Ban chỉ đạo giảm nghèo của xã, tổ trƣởng tổ vay vốn, đoàn thể tín chấp để rà soát từng hộ vay (thẩm định cho vay). Căn cứ vào lƣợng tiền vay đƣợc phân bổ cho xã, xã quyết định mức cho vay từng hộ cụ thể, sau đó, chính thức lập danh sách xin vay của xã trình Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CS xã hội phê

duyệt chính thức. Trên cơ sở phê duyệt của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CS xã hội làm thủ tục giải ngân cho các hộ nghèo vay vốn tại xã. Ngân hàng CS xã hội triển khai cho vay thông qua hình thức tổ tiết kiệm - vay vốn. Cơ chế hoạt động của tổ là huy động tiền gửi tiết kiệm của các tổ viên dƣới các hình thức nhƣ tiết kiệm ban đầu; tiết kiệm định kỳ (gửi theo tháng) và tiết kiệm tự nguyện. Số tiền tiết kiệm này đƣợc gửi vào ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo và là cơ sở để ngân hàng quyết định các khoản cho vay với chính các tổ viên của tổ tiết kiệm và cho vay vốn: lần đầu vốn đƣợc vay tối đa gấp 3 lần; lần thứ hai nếu trả nợ sòng phẳng vốn đƣợc vay tối đa 6 lần; lần thứ ba trở lên trả nợ sòng phẳng vốn đƣợc vay tối đa gấp 9 lần

Trong giai đoạn 2018- 2020, Ngân hàng CS xã hội đã cung cấp các khoản vay trung và ngắn hạn. Mức lãi suất cho vay đƣợc quy định nhƣ nhau cho các huyện, thị xã, thành phố, dẫn đến tình trạng mức lãi suất cho vay tín dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo bằng với lãi suất cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (giảm 30%) còn so với các Ngân hàng Thƣơng mại (giảm 50%). Vì thế ngƣời nghèo duy nhất chỉ đƣợc hƣởng lợi ích từ CS này là đƣợc vay vốn không cần tài sản thế chấp. Do vậy, để khắc phục hạn chế đó, mức lãi suất cho vay đã đƣợc điều chỉnh theo hƣớng thấp hơn lãi suất thị trƣờng.

Bảng 2.11 cho thấy, bình quân mỗi hộ đƣợc vay khoảng 50 triệu đồng. Thực tế cho thấy, đa phần các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi đều sử dụng nguồn vốn vay đ ng mục đích, có hiệu quả, hầu hết các hộ đến hạn trả nợ đều trả hết nợ.

Bảng 2.11: Cho vay ƣu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện An Lão giai đoạn 2018- 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020

1. Tổng vốn dƣ nợ hộ nghèo Tỷ.đ 91.412 98.984 102.108

2. Số hộ nghèo vay vốn Hộ 1.886 1.981 2.018

3. Số vốn cho vay ƣu đãi bình quân/

hộ nghèo Tr.đ/Hộ 48,5 50 50,6 4. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn trả gốc và lãi đ ng hạn trên hợp đồng % 97,3 98,7 99,8 5. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn trả gốc và lãi chậm 2,2 1 0,1

6. Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn không trả

đƣợc gốc và lãi theo trên hợp đồng 0,5 0,3 0,1

Nguồn: UBND huyện An Lão b) Thực hiện chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KTXH xã nghèo

CS đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo đƣợc xem xét thông qua dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo trên phạm vi toàn tỉnh, do đó đối tƣợng của CS là các xã nghèo nằm trong chƣơng trình 135. CS đƣợc thực hiện theo Quyết định 07/2006/QĐ-TTg, quyết định 163/2006/QĐ-TTg, Quyết định 164/2006/QĐ-TTg, Quyết định 113/2007/QĐ-TTg, Quyết định 69/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về các xã nghèo và khó khăn. Thông tƣ Liên tịch số: 676/2006/TTLT-UBDT- KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Liên bộ: Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi,... Đồng thời UBND tỉnh Bình

Định ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn của tỉnh nhằm quản lý và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chƣơng trình 135 các giai đoạn.

Bảng 2.12: Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng Chƣơng trình 135 cho các xã nghèo tại huyện An

Lão giai đoạn 2018- 2020

Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 1. Vốn kế hoạch giao Tỷ đồng 9.716 14.671 9.464 2. Vốn đã triển khai 9.716 14.671 9.464 3. Vốn đã giải ngân 7.378 9.820 9.146

4. Số công trình triển khai thực hiện

Công trình 24 26 27

5. Số công trình hoàn thành 12 19 11

6. Tổng số hộ nghèo thụ hƣởng Hộ 3.955 3.210 2.514

Nguồn: UBND huyện An Lão

Việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2018-2020 đã đạt đƣợc kết quả đáng kể, tính đến cuối năm 2020 đã có: 100% xã, thị trấn có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã đi lại đƣợc quanh năm; 100% số hộ dân ở các xã nghèo đƣợc sử dụng điện sinh hoạt; 80% diện tích đất canh tác ở các xã nghèo đƣợc tƣới tiêu chủ động; 82% số hộ dân ở xã nghèo đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 30% xã có chợ hoặc chợ trung tâm cụm xã.

Với nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng cũng nhƣ của tỉnh dành cho Chƣơng trình 135, huyện An Lão đã tích cực chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn có cùng mục tiêu trên địa bàn, đặc biệt là các công trình kiên cố hóa trƣờng học, kiên cố hóa kênh mƣơng, đƣờng giao thông liên thôn và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, với nhiều

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 62 - 78)