Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hƣớng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn hơn 115km về hƣớng Bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai).

Huyện An Lão có địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 03 dạng địa hình nhƣ sau:

- Vùng thấp tƣơng đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hƣng. Đặc trƣng địa hình có độ dốc nhỏ, thƣờng dƣới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lƣơng thực, nhất là cây lúa nƣớc và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng cao tƣơng đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 m chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lƣợn sóng, bên trong rãi rác các đồi sót thoải, độ cao tƣơng đối trên 300 m và có độ dốc nhỏ. Vùng này đất tốt, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày.

- Vùng tƣơng đối cao có độ chênh cao 500-700 m, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trƣng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hƣớng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng

này quá trình rửa trôi mặt diễn ra mạnh.

Với vị trí địa lý và địa hình nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lƣu, phát triển KTXH vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 42 - 43)