Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền huyện

- Mức độ phân cấp trong triển khai thực hiện kế hoạch và CS GNBV: Việc phân cấp mạnh cho UBND cấp xã thực hiện các công trình dự án mà địa phƣơng và cộng đồng có khả năng đảm đƣơng sẽ giúp nâng cao năng lực thực thi của địa phƣơng và năng lực tham gia của cộng đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả của nguồn lực. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình 135, cấp xã và thôn đƣợc làm chủ các công trình có nguồn vốn nhỏ. Thực tế đã chứng minh phần lớn các xã đã thực hiện tốt các chƣơng trình này. Tuy nhiên trong trƣờng hợp địa phƣơng và cộng đồng không có đủ năng lực để thực hiện các công trình giảm nghèo thì việc phân cấp cho cấp huyện thực hiện là phù hợp.

- Sự phối hợp của chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch và CS GNBV: Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp sẽ giúp nguồn lực cho GNBV đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, từ đó đảm bảo tính hiệu quả của kế hoạch và CS GNBV.

- Năng lực của cán bộ, công chức, viên chức thực hiện kế hoạch và CS GNBV: Năng lực của cán bộ thực thi CS đƣợc xem xét trên các khía cạnh trình độ chuyện môn, khả năng quản lý điều hành, khả năng tuyên truyền vận động và tinh thần trách nhiệm. Nếu nhƣ đội ngũ ngày có năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu công vụ, thì các hoạt động QLNN về chính sách GNBV sẽ đƣợc thực hiện bài bản, hiệu quả và ngƣợc lại.

- Khả năng huy động, sử dụng nguồn lực cho GNBV: Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu GNBV. Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ƣơng, từ tỉnh, chính quyền cấp huyện cũng cần phải có biện pháp huy động nguồn lực xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu GNBV, giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo bền vững

- Mức độ chủ động và có ý thức vƣơn lên trong cuộc sống: Hộ nghèo và ngƣời nghèo nói chung vừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo, đòi hỏi bản thân hộ nghèo và cộng đồng ngƣời nghèo phải ý thức đƣợc ý nghĩa then chốt, tầm quan trọng cũng nhƣ nội dung của việc thoát nghèo. Từ sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, của cộng đồng cần phải có sự chủ động, tính tích cực của hộ nghèo đƣợc thể hiện thông qua ý thức vƣơn lên tự thoát nghèo của họ. Nếu không có sự chủ động này thì mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cho giảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả bền vững, thậm chí còn có tác dụng tiêu cực đó là tạo ra tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong vƣơn lên thoát nghèo.

- Sự nhận thức về tình trạng hiện tại của bản thân: Tuy nhiên, do đặc điểm các hộ nghèo thƣờng tập trung ở những vùng khó khăn, lại mang nhiều tƣ tƣởng cổ hủ, lạc hậu, chậm đổi mới nên để họ tự giác ý thức trong việc giảm nghèo là rất khó khăn. Do vậy, cần phải có những CS phù hợp, kết hợp

với việc tuyên truyền, vận động các hộ nghèo tập trung các nguồn lực của bản thân bao gồm: đất đai, lao động, tiền vốn và các yếu tố khác nhƣ các phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá,... chủ động tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, của cộng đồng để tạo ra nội lực vƣơn lên thoát nghèo, không bị tái nghèo.

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

- Tính khoa học và sự phù hợp của CS GNBV: Nếu nhƣ CS GNBV đƣợc xây dựng một cách đ ng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và đƣợc triển khai một cách linh hoạt ở các địa phƣơng thì hiệu quả GNBV sẽ dễ dàng đạt đƣợc hơn và ngƣợc lại.

- Sự ủng hộ của cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức KTXH: Trong công cuộc giảm nghèo, vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức KTXH là nhân tố không thể thiếu, nó đƣợc thể hiện sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ các hộ nghèo trên các mặt hoạt động nhƣ vốn, tạo thị trƣờng, tạo việc làm, đào tạo lao động hoặc liên doanh liên kết nhằm tạo cơ hội và thúc đẩy hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Trong đó, các doanh nghiệp có vị trí nòng cốt, doanh nghiệp phải coi đây là nhiệm vụ và là trách nhiệm của mình theo quan điểm giúp ngƣời nghèo thoát nghèo là con đƣờng để phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển mạng lƣới doanh nghiệp, đƣa công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ về nông thôn.

- Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phƣơng: (1) Về mặt kinh tế, ở những vùng có nhiều ngƣời nghèo sinh sống, môi trƣờng kinh tế thƣờng không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém, thị trƣờng hoạt động yếu, không đầy đủ. Điều đó tạo ra nhiều những khó khăn cho công tác QLNN về CS GNBV ở những địa phƣơng này. (2) Về mặt xã hội, ở những vùng có nhiều ngƣời nghèo sinh sống thƣờng có dân số đông, chất lƣợng giáo dục thấp dẫn đến chất lƣợng nguồn nhân lực thấp. Về tập quán, lối sống của phần lớn ngƣời

nghèo còn lạc hậu, chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo dai dẳng. Đây cũng là những khó khăn đặt ra cho chính quyền cấp huyện trong công tác QLNN về CS GNBV.

- Điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên: Ở những vùng có nhiều ngƣời nghèo sinh sống, vị trí địa lý thƣờng không thuận lợi do thƣờng ở các nơi xa xôi, vùng cao, vùng sâu với địa hình phức tạp, hệ thống đƣờng giao thông hạn chế, đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng vật nuôi đều thấp,... Đây cũng là những khó khăn đặt ra cho chính quyền cấp huyện trong công tác QLNN về CS GNBV.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN AN LÃO

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định, trung tâm huyện lỵ cách Quốc lộ 1A 32km về hƣớng Tây Bắc và cách thành phố Quy Nhơn hơn 115km về hƣớng Bắc. Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai).

Huyện An Lão có địa hình tƣơng đối phức tạp, chia cắt mạnh, độ chênh lệch cao lớn, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Nhìn chung toàn huyện có thể chia thành 03 dạng địa hình nhƣ sau:

- Vùng thấp tƣơng đối bằng phẳng bao gồm các xã: An Hoà, An Tân, thị trấn An Lão và một phần An Trung, An Hƣng. Đặc trƣng địa hình có độ dốc nhỏ, thƣờng dƣới 50, có các đồi núi thấp và các đồng bằng thuộc bãi bồi ven sông An Lão. Khu vực này thuận lợi phát triển cây lƣơng thực, nhất là cây lúa nƣớc và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng cao tƣơng đối bằng và có độ cao tuyệt đối trên 1.000 m chủ yếu thuộc khu vực xã An Toàn với dạng địa hình đồng bằng bóc mòn lƣợn sóng, bên trong rãi rác các đồi sót thoải, độ cao tƣơng đối trên 300 m và có độ dốc nhỏ. Vùng này đất tốt, thảm thực vật còn khá phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày.

- Vùng tƣơng đối cao có độ chênh cao 500-700 m, độ dốc khá lớn gồm các xã còn lại. Đặc trƣng địa hình chia cắt mạnh, có những dãy núi cao có đỉnh nhọn chạy theo hƣớng Bắc Nam rồi thấp dần xuống thung lũng sông An Lão và sông Xang. Do đặc điểm địa hình và thảm thực vật còn ít nên vùng

này quá trình rửa trôi mặt diễn ra mạnh.

Với vị trí địa lý và địa hình nêu trên, trong điều kiện giao thông hiện tại huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lƣu, phát triển KTXH vị trí phía Tây Bắc của tỉnh, xã tỉnh lỵ, xã các trung tâm kinh tế. Do đó gặp nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ thoả đáng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông thì huyện mới có thể bứt phá, phát huy thế mạnh để hội nhập và phát triển.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2018-2020 là giai đoạn cuối thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ huyện lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển KTXH 05 năm giai đoạn 2016- 2020. D gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hƣởng của dịch Covid- 19, nhƣng KTXH huyện An Lão vẫn duy trì phát triển, trong đó tổng sản phẩm kinh tế năm 2020 ƣớc đạt 1.395,02 tỷ đồng, đạt 102,58% kế hoạch, tăng 6,48% so với năm 2019. Ðây là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của huyện với nhiều giải pháp cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng thời điểm; cùng với đó là sự đồng lòng của toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa phát triển KTXH.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) 1.202,7 1.310,15 1.395,02 - Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản 647,9 666,15 692,75 - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- tiểu

thủ công nghiệp 256 287,3 303,8

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ- thƣơng mại 298,8 356,7 398,47

2. Tốc độ tăng trƣờng kinh tế (%) 7,4 6,5 5,8

3. Tổng thu NSNN 375,314 404,1 511,51

Nguồn: Báo cáo phát triển KTXH huyện các năm 2018-2020

tích cực, đ ng theo lộ trình kế hoạch đặt ra. Theo đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng về tỷ trọng các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Một trong những thành quả nổi bật là công tác thu ngân sách. Mặc dù dịch bệnh đã tác động xấu đến tăng trƣởng của nền kinh tế, kéo giảm hoạt động sản xuất, kinh doanh; xúc tiến đầu tƣ,... trên địa bàn huyện. Cùng với đó, CS giảm thuế, gia hạn nộp thuế của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do ảnh hƣởng của dịch Covid-19,... đã ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác thu ngân sách của huyện. Thế nhƣng trong bối cảnh các nguồn thu gặp khó khăn, UBND huyện đã triển khai các giải pháp vừa đồng hành cùng doanh nghiệp, vừa phấn đấu đảm bảo số thu đạt tiến độ dự toán.

Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tiếp tục có chuyển biến tích cực, bƣớc đầu hình thành các mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi liên kết. Các chƣơng trình, đề án, kế hoạch cụ thể phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của huyện đã phát huy hiệu quả bƣớc đầu nhƣ: Bò thịt chất lƣợng cao, Heo đen địa phƣơng, Gà thịt thả đồi, Rau sạch, Chè tiến Vua An Toàn, Tơ Tằm Vạn Khánh, Đồ gỗ mỹ nghệ,... Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện An Lão đã xác định đƣợc cây trồng, vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển thành sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận. Các CS an sinh xã hội đƣợc thực hiện kịp thời; các chƣơng trình dự án giảm nghèo đƣợc triển khai có hiệu quả.

2.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội

Trong giai đoạn 2018-2020, lĩnh vực văn hóa, xã hội của huyện An Lão có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội,

chăm lo các gia đình CS, ngƣời có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa thƣờng xuyên đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng; công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững.

2.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm

Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2020 là 47 ngƣời/km2. Trong đó dân cƣ nông thôn năm 2020 chiếm 83,58%, dân cƣ thành thị 16,42%.

Bảng 2.2: Cơ cấu và mật độ dân số huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Năm Dân số trung bình

(ngƣời)

Theo giới tính Theo khu vực Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2018 27.695 13.781 13.914 4.153 23.313 40 2019 27.837 13.770 14.067 4.120 23.717 40 2020 32.446 14.234 18.212 5.327 27.119 47

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện An Lão

Phần lớn dân cƣ tập trung ở khu vực nông thôn với 27.119 ngƣời, chiếm 83,58% tổng dân số huyện. Dân số đô thị tập trung ở khu vực thị trấn An Lão. Mức độ đô thị hoá của huyện thấp, quá trình đô thị hóa mới chỉ bắt đầu trong vài năm gần đây.

Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông lâm nghiệp, tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ lao động thành thị, giảm tỷ lệ lao động nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo địa bàn đều còn chậm, số lao động chƣa có việc làm còn cao.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành sử dụng lao động huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Nội dung 2018 2019 2020

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số lao động 19.663 100 20.373 100 21.102 100

1. Công nghiệp, xây dựng,

giao thông vận tải 2.260 11,5 3.482 17,1 4.767 22,6 2. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 12.856 65,4 10.778 52,9 10.006 47,4 3. Thƣơng mại, dịch vụ, du

lịch 3.243 16,5 4.788 23,5 5.000 23,7

4. Hành chính sự nghiệp,

Đảng, Đoàn thể 1.304 6,6 1.325 6,5 1.329 6,3

Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện An Lão

Nhìn chung nguồn lao động của huyện tƣơng đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển KTXH. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, số lao động đƣợc giải quyết việc làm chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp nên thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong tƣơng lai cần có hƣớng đào tạo nghề cho ngƣời lao động nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu lao động trong các ngành kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

2.1.3.2. Giáo dục và đ o tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện luôn nhận đƣợc sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng hộ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện. Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.

Mạng lƣới trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển. Theo số liệu thống kê cuối năm 2020, toàn huyện hiện có 25 trƣờng (mầm non - mẫu giáo:10 trƣờng, tiểu học: 11 trƣờng, trung học cơ sở: 4 trƣờng). Theo số liệu

thống kê của huyện năm 2020, các cấp học huy động đƣợc tổng số học sinh là 6.487 em/ 185 nhóm, lớp; Cơ sở vật chất trƣờng lớp học đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, phòng học kiên cố chiếm 93%, bán kiên cố chiếm 7%; Toàn huyện hiện có 02/04 trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38)