Giải pháp về lập kế hoạch giảm nghèo bền vững vàkế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch giảm nghèo bền vững vàkế hoạch

khai chính sách giảm nghèo bền vững

3.2.1.1. Giải pháp về định hướng chiến ược, kế hoạch giảm nghèo bền vững

Trong thời gian tới, để chất lƣợng của chiến lƣợc, kế hoạch GNBV đƣợc tốt hơn, UBND huyện cần chú trọng hơn đến công tác rà soát, quản lý hộ nghèo, ngƣời nghèo và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch cần chú ý:

- UBND huyện chỉ đạo thực hiên nghiêm túc công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại cơ sở, đặc biệt quan tâm thực hiện mục tiêu giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo của huyện, xây dựng kế hoạch chi tiết của huyện, xã. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận

nghèo hàng năm trên địa bàn theo đ ng quy định của Bộ LĐTBXH hƣớng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.

- Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo từ cấp huyện đến cấp xã có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác giảm nghèo tại cơ sở đƣợc phân công phụ trách.

- Phòng LĐTBXH chủ trì phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và UBND các xã, tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm tại các cấp xã, tổng hợp kết quả báo cáo tình hình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, báo cáo UBND huyện theo quy định.

- Thực hiện quản lý hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn xã, huyện bằng phần mềm trực tuyến thống nhất cả nƣớc, do văn phòng quốc gia giảm nghèo phối hợp Viện Khoa học - Lao động và Xã hội và Trung tâm Thông tin thuộc Bộ LĐTBXH xây dựng và chuyển giao.

3.2.1.2. Giải pháp về kế hoạch triển khai chính sách giảm nghèo bền vững

- Đổi mới cách tiếp cận nghèo và giảm nghèo trong việc lập kế hoạch thực thi CS:

Nghèo thực chất là vấn đề đa chiều vì các nhu cầu cơ bản thực chất là rất đa dạng, đa khía cạnh. Nhƣng thực tế “nghèo” ở Việt Nam mới chỉ đƣợc tiếp cận đơn chiều, thông qua thu nhập. Trong khi thu nhập không thể phản ánh đƣợc đầy đủ tính đa dạng, đa khía cạnh của các nhu cầu hay mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Cách tiếp cận đơn chiều bản thân nó đã bộc lộ tính không toàn diện, không bền vững. Do vậy, phải đổi mới cách tiếp cận để đảm bảo can thiệp giảm nghèo một cách toàn diện và hiệu quả.

Tiếp cận nghèo đa chiều và giảm nghèo đa chiều sẽ khắc phục tình trạng dân cƣ không nghèo về thu nhập nhƣng lại thiếu thốn hay không đƣợc thỏa

mãn nhu cầu cơ bản về giáo dục, dinh dƣỡng, nhà ở hay các nhu cầu cơ bản khác, nên rất dễ tái nghèo hay giảm nghèo không bền vững.

Tiếp cận nghèo đa chiều là xem xét, đánh giá nghèo đồng thời nhiều khía cạnh, trên cơ sở các nhu cầu cơ bản. Đây chính là cơ sở lý luận để xây dựng và thực hiện can thiệp GNBV từ nhiều khía cạnh một cách có hệ thống, đa ngành và toàn diện hơn.

Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch triển khai CS cần phải bám sát hơn vào việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, phản ánh đƣợc các nhu cầu cơ bản phù hợp với điều kiện KTXH thực tiễn của địa phƣơng, đảm bảo tính ổn định và bền vững.

- Nâng cao hiệu quả tham mƣu trong xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi CS GNBV:

+ Trong tổ chức thực thi CS GNBV, UBND huyện chƣa thể hiện tốt đƣợc vai trò của mình trong việc tham mƣu cho UBND tỉnh trong việc lập kế hoạch tổ chức thực thi CS một cách hiệu quả. Hiện nay, UBND tỉnh chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch triển khai CS cụ thể theo năm. Do đó, để đáp ứng đƣợc các yêu cầu thực thi CS trong giai đoạn đến 2025, UBND huyện An Lão cần phải tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi CS.

+ Trong quá trình xây dựng kế hoạch giảm nghèo đến năm 2025 và hàng năm, cần phân công giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo. Định hƣớng xác định rõ nhu cầu của ngƣời dân trong thực hiện các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đảm bảo đ ng mục đích, quy hoạch, đ ng đối tƣợng. Khi phân bổ vốn đầu tƣ phải có trọng tâm, trọng điểm gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; tránh đầu tƣ dàn trải, gây nợ đọng, thất thoát nguồn vốn. Báo cáo, đề xuất với cấp ủy cùng cấp có biện pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả.

tiêu cụ thể của kế hoạch theo từng năm căn cứ vào mục tiêu chung của cả giai đoạn, chỉ ra các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu, chỉ rõ trách nhiệm chủ trì và phối hợp trong thực hiện tổ chức nhiệm vụ, đồng thời chỉ rõ thời gian bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động, các nguồn lực cần thiết để thực hiện, trách nhiệm báo cáo, giám sát, đánh giá, giải trình, dự báo những khó khăn, thách thức, rủi ro có thể gặp phải.

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững

a) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh, huyện đến xã, thị trấn, cán bộ một số hội đoàn thể và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

- Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phƣơng; tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác giảm nghèo.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp xã, huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo. Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ thực hiện Chƣơng trình.

b) Phân công cụ thể chức năng, nhiệm vụ của bộ máy thực thi CS GNBV

- Phòng LĐTBXH:

Là cơ quan thƣờng trực Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo huyện, giúp UBND huyện, Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện chỉ đạo trực tiếp triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch về giảm nghèo trên địa bàn huyện. + Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan điều tra, lập danh sách và quản lý đối tƣợng

hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; nghiên cứu cơ chế CS, chỉ đạo hƣớng dẫn các xã, thị trấn xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nghèo.

+ Chủ trì thực hiện các dự án: dạy nghề, nâng cao năng lực và truyền thông giảm nghèo, cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo, nâng cao nhận thức ngƣời nghèo, hỗ trợ ngƣời nghèo các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và hoạt động giám sát, đánh giá.

+ Phối hợp với các ngành chức năng tham mƣu cho UBND huyện việc ban hành cơ chế, CS để thƣởng cho tập thể, cá nhân tích cực tham gia và thực hiện GNBV.

+ Hàng năm, tổ chức sơ kết thực hiện Kế hoạch giảm nghèo gắn với công tác thi đua khen thƣởng.

+ Tổng hợp các kiến nghị về cơ chế, giải pháp bổ sung hoàn chỉnh Kế hoạch. Trực tiếp quản lý điều hành nguồn kinh phí cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch giảm nghèo huyện.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng:

+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan xây dựng chƣơng trình, ban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hƣớng dẫn cơ chế quản lý chƣơng trình giảm nghèo; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các chƣơng trình mục tiêu quốc gia của các phòng, ban, ngành, địa phƣơng gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo; đƣa chỉ tiêu giảm nghèo vào xây dựng kế hoạch từng năm và giai đoạn phát triển KTXH của huyện.

+ Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức, các đơn vị khác để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện các CS GNBV của huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch:

GNBV theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nƣớc hiện hành; hƣớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia GNBV và các chƣơng trình khác có liên quan.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

+ Chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện các dự án, chƣơng trình khuyến nông cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; phát triển các ngành nghề nông thôn, chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, phối hợp xây dựng phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp có sự tham gia của ngƣời nghèo, hộ nghèo, ngƣời cận nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, xã nông thôn mới; hƣớng dẫn, chỉ đạo lồng ghép chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với chƣơng trình giảm nghèo, ƣu tiên nguồn lực từ Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đầu tƣ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

+ Bồi dƣỡng nghiệp vụ cán bộ khuyến nông trong việc giúp đỡ, hƣớng dẫn các hộ gia đình vay vốn, sử dụng nguồn vốn, tổ chức sản xuất, cách chi tiêu trong gia đình để thoát nghèo bền vững.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, hƣớng dẫn thực hiện CS miễn giảm học phí và cơ sở vật chất trƣờng lớp cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, phối hợp với Hội Khuyến học xây dựng cơ chế khuyến học, khuyến tài cho học sinh nghèo.

- Phòng Y tế:

Chủ trì các chƣơng trình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo, ngƣời mới thoát nghèo; thực hiện việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT và phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo mới thoát nghèo; nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh tại các các sở y tế xã, thị trấn.

- Phòng Văn hóa - Thông tin:

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, quản lý cổng thông tin điện tử, hệ thống Đài phát thanh huyện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng, ý nghĩa của Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2017-2022 trên địa bàn huyện; tuyên truyền về các mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo, các tấm gƣơng phát triển kinh tế, làm giàu hiệu quả; tuyên truyền quá trình thực hiện và kết quả của Kế hoạch trên địa bàn huyện, từ đó nâng cao trách nhiệm về thực hiện công tác giảm nghèo cho toàn xã hội.

- Phòng Tƣ pháp:

Chủ trì tham mƣu UBND huyện, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện CS trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo mới thoát nghèo, giúp ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo mới thoát nghèo nắm bắt chủ trƣơng, đƣờng lối, CS của Đàng và pháp luật của Nhà nƣớc.

- Phòng Dân tộc:

Chủ trì tham mƣu UBND huyện, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện các CS, các dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn, phối hợp với các phòng ban ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan thực hiện công tác GNBV trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chi Cục Thống kê huyện:

Phối hợp với phòng LĐTBXH chỉ đạo các địa phƣơng tổ chức điều tra và lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tham gia công tác kiểm tra, giám sát quá trình điều tra. Trên cơ sở kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình hàng năm, cung cấp số liệu nhằm phục vụ theo dõi và đánh giá hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều của huyện, làm cơ sở để định hƣớng các CS phát triển kinh tế, lĩnh vực, CS GNBV và ASXH.

- Chi nhánh Ngân hàng CS xã hội huyện:

Chủ trì, phối hợp với Phòng LĐTBXH, UBND các xã, thị trấn và đơn vị liên quan tổ chức, quản lý tốt các chƣơng trình tín dụng CS, đảm bảo thực

hiện cung cấp nguồn vốn tín dụng ƣu đãi cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tƣợng CS khác theo đ ng quy định của Nhà nƣớc.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị xã hội: Chỉ đạo hƣớng dẫn Ủy ban Mặt trận Tồ quốc Việt Nam các xã, thị trấn và các tổ chức thành viên đƣa nội dung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động giúp nhau về kinh phí, con giống, cây trồng, vật nuôi, học hỏi trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt, khoa học kỹ thuật, đầu tƣ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, dịch vụ,... phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dụng nông thôn mới, đô thị văn minh” và GNBV.

Tiếp tục tuyên truyền vận động Quỹ “Vì ngƣời nghèo” tại các địa phƣơng, đơn vị nhân tháng cao điểm vì ngƣời nghèo từ ngày 17/10 đến ngày 18/11 hàng năm để thiết thực hƣởng ứng chào mừng kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cƣ. Phối hợp vận động quỹ Vì ngƣời nghèo và tổ chức tốt công tác chăm lo cho ngƣời nghèo.

Tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ công khai từ cơ sở. Giám sát các hoạt động thực hiện các CS, dự án về giảm nghèo.

3.2.3. Giải pháp về tổ chức triển khai chính sách giảm nghèo bền vững

3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức tập huấn cán bộ, công chức QLNN về CS GNBV

Trong thời gian tới, việc chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tổ chức thực thi CS là hết sức cần thiết. Nâng cao chất lƣợng tập huấn theo hƣớng:

- Tăng thời lƣợng tập huấn, các chƣơng trình tập huấn hiện nay có thời gian ngắn do đó nhiều vƣớng mắc của các địa phƣơng còn chƣa đƣợc giải thích cặn kẽ, thỏa đáng trong thời gian quá ngắn.

- Đối với tập huấn hƣớng dẫn phần mềm nghiệp vụ phải bố trí cho cán bộ, công chức trang thiết bị để thực hành hoặc trong điều kiện không bố trí đƣợc thì có yêu cầu cán bộ, công chức tự mang máy tính cá nhân để cài đặt, thao tác phần mềm dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời giảng dạy, có khó khăn vƣớng mắc gì thì phản ánh ngay để đƣợc giải đáp.

- Tăng cƣờng tập huấn cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã đây là mạng lƣới chân rết tại các địa phƣơng, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các đối tƣợng của CS. Hiện nay, phần lớn cán bộ, công chức cấp huyện, xã là cán bộ trẻ, chƣa có kinh nghiệm rất cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết.

- Kiểm tra, kiểm soát kỹ nội dung tài liệu tập huấn trƣớc khi triển khai hoạt động tập huấn.

3.2.3.2. Giải pháp thực hiện truyền thông và tư vấn về chính sách giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm truyền thông, chủ trƣơng, đƣờng lối, CS, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giảm nghèo, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gƣơng sáng thoát nghèo, các mô hình giảm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 89)