Nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY BIBICA (Trang 46 - 50)

CÔNG TY BIBICA

2.2.2. Nhân tố vi mô

 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó có một phần khơng nhỏ lượng bánh kẹo các loại nước ngoài tràn vào cạnh tranh với các sản phẩm của công ty.

Bảng 2.2. So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu

Công ty Thị trường chủ yếu Sản phẩm cạnh tranh Thị phần

Điểm mạnh Điểm yếu Hải Hà Miền Bắc Kẹo các

loại 7,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, quy mơ lớn, giá hạ Chưa có sản phẩm cao cấp, hoạt động

quảng cáo chưa tốt

Hải Châu Miền Bắc Kẹo hoa quả, Socola 3% Uy tín, hệ thống phân phối rộng Chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã cịn chưa đẹp

Kinh Đơ Cả nước Snack, bánh tươi, biscuit 20% Chất lượng tốt, bao bì đẹp, quảng cáo tốt Giá cịn cao

Nhập ngoại Cả nước Snack, kẹo, cao su, bánh xốp 34% Mẫu mã đẹp, chất lượng cao Giá cao, hệ thống phân phối kém

Bibica có nhiều điểm bất lợi và cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là hết sức khốc liệt về mọi mặt.

 Sức ép từ phía nhà cung cấp

- Sức ép về chất lượng nguồn nguyên liệu

- Giá cả

Bibica sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Thông thường Bibica mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.

- Tiến độ giao hàng

Bibica ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hết sức chặt chẽ do đó tiến độ giao hàng ln được đảm bảo. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn làm tốt cơng tác lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu nên Bibica luôn chủ động để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.

Bibica nhập nguyên liệu chủ yếu từ thị trường trong nước, ngồi ra cơng ty cũng thường xun nhập khẩu bổ sung nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp truyền thống từ các nước có nên nơng nghiệp phát triển như Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc để dự phong và bổ sung nguồn nguyên liệu khi trong nước còn thiếu, khi mất mùa, lũ lụt, hạn hán xảy ra. Bình quân hàng năm nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 15% - 20% trong tổng nguyên liệu sản xuất trong cơng ty. Gía ngun vật liệu nhập khẩu cao hơn trong nước 10% nhưng bù lại có chất lượng tốt hơn, bảo quản được lâu hơn. Do đó, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất được đảm bảo liên tục và giá thành sản phẩm có tính ổn định.

Nhìn chung, yếu tố nhà cung cấp ít có ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty Bibica, do sự dồi dào và chủ đọng của nguồn nguyên liệu trên thị trường

 Sức ép từ khách hàng

Có thể phân chia khách hàng thành 2 loại: khách hàng trung gian (đại lý) và người tiêu dùng cuối cùng.

Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo của các công ty trong nước cũng như sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại có chất lượng cao, giá rẻ, mẫu mã đa dạng. Đây là cơ hội rất tốt cho khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm mà mình ưa thích trên thị trường. Do đó khách hàng ngày càng gây sức ép lên Bibica về giảm giá, chất lượng hàng hóa cao hơn, dịch vụ tốt hơn.

 Sức ép từ sản phẩm thay thế

Bánh kẹo là những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ăn vặt, tráng miệng, hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biếu, tặng nhân dịp

tết lễ… do đó chưa phải là sản phẩm tiêu dùng chính hằng ngày của người dân.

Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả, kem, chè, sữa và các sản phẩm từ sữa, thạch rau câu. mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với các sản phẩm của doanh nghiệp là rất cao.

Các sản phẩm thay thế trên là mối đe dọa rất lớn đối với sản phẩm hiện tại của Bibica, nhưng nó cũng gợi mở chi Bibica hướng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới trong tương lai

 Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn

Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Đây chính là nhóm đối thủ chưa có mặt trên thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của công ty.

Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, Bibica phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo khi Việt Nam gia nhập AFTA, WTO như Kellogs, các nhà sản xuất bánh Cookies từ Đan Mạch, Malaysia… Đây là nhóm các đối thủ đã có mặt trên thị trường Việt nam, kinh doanh khác các sản phẩm của công ty nhưng tương lai sẽ kinh doanh sản phẩm cùng sản phẩm của công ty.

Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần với các nguồn lực cần thiết.

Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới gia nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá đến người tiêu dùng.

Đối với Bibica, tiềm lực về tài chính đã giúp cho cơng ty tạo sự khác biệt tong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh tranh nhờ đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY BIBICA (Trang 46 - 50)