T Nhóm 3: thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý
4.1.1. Mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng trong nhóm đối mặt với cái chết của người bệnh
chết của người bệnh
Điều dưỡng là một nghề nghiệp đặc biệt vì công việc của người điều dưỡng dựa trên hoạt động thể chất, tâm lý, cảm xúc của con người[25]. Việc thường xuyên chứng kiến cơn đau, sực chịu đựng của người bệnh. Thậm chí là người chứng kiến cái chết của người bệnh và sự mất mát của gia đình người bệnh. Những việc đó làm thay đổi cảm xúc, tâm lý và gây ra stress ở điều dưỡng viên.
Bảng 3.5 cho thấy mức độ nguy cơ stress của điều dưỡng viên ở nhóm đối mặt với cái chết của người bệnh là thấp (điểm trung bình stress là 1,86 với độ lệch chuẩn là 0,51). Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình huống liên quan đến người bệnh tử vong khiến điều dưỡng viên thường xuyên gặp stress. Đó là chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh có 12,9% điều dưỡng viên thường xuyên gặp stress và 66,2% điều dưỡng viên thỉnh thoảng gặp stress. Có 12,6% điều dưỡng viên thường xuyên stress khi phải thực hiện các quy trình, thủ thuật làm bệnh nhân phải đau đớn. Điều dưỡng viên thường xuyên stress có cảm giác bất lực khi thấy tình trạng của bệnh nhân không cải thiện gặp ở 11,1% điều dưỡng viên và thỉnh thoảng stress về vấn đề này gặp ở 68,6% điều dưỡng viên. Đây là những con số đáng chú ý vì tỷ lệ điều dưỡng viên gặp stress ở những tình huống này chiếm tỷ lệ khá cao. Tình huống mang lại cho điều dưỡng viên ít stress nhất là bác sĩ không có mặt khi người bệnh tử vong với điểm trung bình stress là 1,57±0,75. Tỷ lệ điều dưỡng viên chưa bao giờ gặp stress trong tình huống này là 55,7% và thỉnh thoảng stress là 35,7%. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của Trần Thị Phương Hà trên điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trên các tình huống chứng kiến người bệnh tử vong (2,22±0,81), chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh (2,32±0,62)[2]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc Mai trên điều dưỡng vừa học vừa làm tại trường Đại học Thăng Long và Thành Tây trên các tình huống chứng kiến người bệnh tử vong (X±SD= 2,37±1,69), chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh (X±SD= 2,05±1,09)[26]. Các điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thơ cũng thường xuyên gặp stress với các tình huống tương tự là chứng kiến người bệnh trải qua những cơ đau với điểm trung bình 2,36±0,7, làm các thủ thuật gây đau đớn cho người bệnh và cảm giác bất lực khi không cứu được người bệnh với điểm trung bình lần lượt là 2,29 ±0,76 và 2,17±0,65 [6].
Thực tế cho thấy khi chứng kiến sự chịu đựng và cảm thất bất lực khi tình trạng bệnh nhân không cải thiện con người đều nảy sinh cảm giác đồng cảm, trong khi đó điều dưỡng viên thường xuyên phải thực hiện các quy trình, thủ thuật làm cho người bệnh đau đớn người bệnh và bất lực của người mình hàng ngày chăm sóc tận tình, tâm huyết. Phải chứng kiến cái chết đang đến dần với họ, thậm chí những người bệnh đó có thể là người quen, ruột thịt. Những tình huống đó xảy ra thường xuyên khiến điều dưỡng viên ám ảnh, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và gây nên stress đối với họ. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của điều dưỡng làm việc tại Bệnh viện công Jima, tây nam Ethiopia năm 2016 ở các tình huống chứng kiến người bệnh tử vong (ĐTB: 2,87±1,04) và chứng kiến NB đau đớn (ĐTB: 2,61±1,05) [27]. Mặc dù các chỉ số này ở Việt Nam thấp hơn nhưng vẫn ở tình trạng đáng báo động cần phải can thiệp để ổn định tinh thần, cảm xúc cho ĐDV để không ảnh hưởng đến công việc.