T Nhóm 3: thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý
4.1.3. Mức độ nguy cơ stres của điều dưỡng trong nhóm vấn đề thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý
thức và sự chuẩn bị tâm lý
Kết quả bảng 3.7 chỉ ra nhóm các vấn đề về chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc, đa số các ĐDV thỉnh thoảng gặp stress. Đối với vấn đề không đủ
khả năng hỗ trợ tâm lý cho gia đình NB, điểm trung bình stress là 1,74 ±0,71 thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 1,84 ±0,61 nhưng thấp hơn hẳn nghiên cứu ở Tây Nam Ethiopia là 2,20 ±0,89[27]. Bị hỏi về vấn đề mà không có câu trả lời thỏa đáng có điểm trung bình stress là 1,86 ±0,65 thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 2,10±0,68 và nghiên cứu ở Tây Nam Ethiopia là 2,15 ±0,90. Điểm trung bình stress về cảm giác không đủ khả năng hỗ trợ tâm lý cho NB là 1,79 ±0,51 thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Văn Thơ là 1,97±0,57[6], và cao hơn trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Mai là 1,03 ±0,82 [26]. Điểm trung bình chung cho nhóm vấn đề thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý là 1,8±0,54 tương ứng với mức độ nguy cơ stress thấp. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Tăng Thị Hảo tại Bệnh viện Nhi Thái Bình là 1,83±0,10 [28]. Tuy nhiên, chỉ số này ở Việt Nam thấp hơn hẳn ở Ethiopia là 2,22±0,86. Nhìn chung các chỉ số stress này trong nghiên cứu có sự tương đồng và ở mức thấp chứng tỏ các ĐDV có nền tảng cơ bản về năng lực hỗ trợ tâm lý cho NB và người nhà NB. Nghiên cứu khá tương đồng với nghiên cứu trong nước chứng minh được chương trình đào tạo đã có sự cải tiến để chăm sóc cho NB một cách toàn diện về thể chất, tinh thần chứ không chỉ đơn thuần là chăm sóc thể chất như trước đây. Nghiên cứu trong nước có các chỉ số thấp hơn ở Ethiopia chứng tỏ ngành đào tạo điều dưỡng có bước phát triển, các ĐDV trong nước có đủ năng lực tự tin trong công tác chăm sóc người bệnh [27].