Một số yếu tố về môi trường làm việc, gia đình, lối sống ảnh hưởng đến tình trạng stress

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng stress của điều dưỡng tại Bệnh viện (Trang 53 - 55)

T Nhóm 3: thiếu kiến thức và sự chuẩn bị tâm lý

4.4.1. Một số yếu tố về môi trường làm việc, gia đình, lối sống ảnh hưởng đến tình trạng stress

hưởng đến tình trạng stress

Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) xác định các yếu tố gây stress nghề nghiệp vào năm 1984, đó là sự tương tác giữa môi trường làm việc, nội dung công việc, điều kiện tổ chức với năng lực, nhu cầu, văn hóa công việc cá nhân của người lao động [31].

Bệnh viện là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tiếp xúc với các tác nhân độc hại, nguy cơ lây nhiễm các bệnh tật, các loại virut lây lan nhanh từ người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ĐDV lo ngại về những nguy cơ phơi nhiễm các mầm bệnh từ người bệnh đến khám và điều trị. Đây cũng là yếu tốđược phát hiện trong nghiên cứu của Chunzi Liu trên 10 ĐDV tham gia công tác chống Ebola ở Sierra Leone. Trong số 10 ĐDV thì có tới 7 người cho rằng mức độ stress do cảm giác hoảng sợ về căn bệnh và không chắc chắn về an toàn cá nhân [29]. Trong tình hình diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh hiện nay như COVID-19 thì vấn đề bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế nói chung và ĐDV nói riêng giảm nguy cơ phơi nhiễm là rất quan trọng. Do vậy việc đưa ra các quy trình tiếp đón người bệnh an toàn, tập huấn các nguyên tắc phòng chống tác hại nghề nghiệp và đầu tư cho công tác bảo hộ lao động phải được ưu tiên hàng đầu, như vậy điều dưỡng viên mới yên tâm công tác.

Trong nghiên cứu của chúng tôi số buổi trực trong tháng nhiều, phải làm thêm giờ, không được nghỉ đủ ngày lễ, phép trực, mức lương không phản ánh đúng công sức lao động bỏ ra đều ảnh hưởng đến mức độ nguy cơ stress ở diều dưỡng viên với P<0,05. Tuy nhiên, với thực tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh ... đang phải đối mặt với tự chủ Bệnh viện, số lượng bệnh nhân giảm do dịch bệnh COVID-19, vừa phải lo chống dịch vừa phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh thì nhân viên không bị áp lực về công việc, tài chính là nhiệm vụ hết sức khó khăn mà đội ngũ lãnh đạo Bệnh viện đang tìm hướng giải quyết. Các nghiên cứu khác cũng ghi nhận về mức lương và yếu tố đãi ngộ lao động có liên quan đến tình trạng stress của ĐDV. Cụ thể những điều dưỡng nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ người thân,cảm nhận được trả lương xứng đáng với chuyên môn, cảm thấy có cơ hội thăng tiến và có thời gian hoạt động giải trí thì đều có tỷ lệ stress thấp hơn so với những điều dưỡng không có các đặc tính này ghi nhận được tại BVĐHYD TP Hồ Chí Minh [32].

Các yếu tố liên quan đến cá nhân hay gia đình bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến mức độ stress của điều dưỡng viên: Việc phải chăm sóc con nhỏ dưới 5 tuổi, thường xuyên gặp tình trạng kẹt xe, tắc đường cũng có mối liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng viên với P<0,05. Để điều dưỡng viên có thể yên tâm công tác cơ quan, người thân, gia đình, đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ khi cần thiết và thực hiện nghỉ đúng Luật lao động liên quan đến con nhỏ dưới 5 tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, lối sống của điều dưỡng viên cũng ảnh hưởng đến mức độ nguy cơ stress. Ở những điều dưỡng viên có hút thuốc lá và uống rượu bia mức độ stress cao hơn những điều dưỡng viên không có thói quen này với P<0,05. Chính vì vậy, các điều dưỡng viên cần thực hiện lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, uống rượu bia để giảm thiểu mức độ stress. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng stress của điều dưỡng tại Bệnh viện (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w