làm cho 21.000 người lao động.
Thành tựu trong phát triển kinh tế thủy sản: Ngành thủy sản đã chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng trú trọng sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2015 tăng bình quân 3,74 %/ năm, riêng năm 2014 đạt 4,11%, năm 2015 đạt 4,53%. Tổng giá trị thủy sản thu được trong 6 năm (2010 – 2015) đạt 10.848 tỷ đồng, trong đó năm 2013 đạt 1269 tỷ, năm 2015 đạt 4.094,9 tỷ đồng. Tất cả các năm đều đạt chỉ tiêu đề ra, mức tăng bình quân năm 8,41%/năm.
Thành tựu trong du lịch biển: Trong những năm qua ngành du lịch đạt kết quả tích cực. giai đoạn 2010 – 2015 tổng số lượt khách 28766 nghìn người. Tốc độ tăng bình quân năm 5,5%. Năm 2015, số lượt khách quốc tế 624,7 nghìn lượt khách, chiếm 11,17% trên tổng số lượt khách tham quan trong năm.
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tàu
Với lợi thế là cửa ngõ hướng ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa- Vũng Tàu có nhiều điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển và mở rộng, khai thác tối đa hệ thống dịch vụ cảng biển, trong tương lai phấn đấu trở thành một đô thị cảng biển quốc tế lớn của khu vực.
Báo cáo tài chính của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nhiệm kỳ IV (2006- 2010) đã nhấn mạnh chính sách ưu tiên phát triển kinh tế biển của tỉnh như sau: Trong liên kết phát triển vùng, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trục kinh tế quan trọng giữa các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Điều nay mở ra một hướng phát triển kinh tế mới theo công nghiệp và dịch vụ cảng biển với các hành lang kinh tế công nghiệp - cảng biển dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, Cái Mép gắn liền với các khu công nghiệp tập
trung. Hướng phát triển chủ đạo được Đảng bộ tỉnh xác định trọng tâm là lấy cảng biển làm xương sống phát triển trong 5 năm tới.
Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển mạnh kinh tế biển và du lịch biển đảo, tỉnh cũng đã chú trọng tập trung vào các vấn đề như: Quy hoạch và khai thác cảng, các khu du lịch, khi chế biển hải sản; đảm bảo cuộc sống cho cư dân ven biển; bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học; phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho kinh tế biển; chuẩn bị cho các điều kiện nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hơn nữa, trong xu thế phát triển hiện nay, nhất là từ kinh nghiệm của các địa phương, của các nước trong khu vực, để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế biển và du lịch biển đảo bền vững, việc xâu dựng và phát triển hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp và khi du lịch ven biển … Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đạt được những thành tự đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình 17,78%/ năm. GDP bình quân đầu người đạt gần 6000 USD/ năm… việc đưa vào khai thác cảng nước sâu, đón tàu có trọng tải lớn có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định vai trị và vị trí cảng biển nước sâu của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đây mở ra hướng đi mới cho ngành cảng biển Việt Nam Hàng hóa từ Việt Nam đã đến được khắp các châu lục.
Những thành tựu đạt được của kinh tế tỉnh nói chung, kinh tế biển nói riêng đã khẳng định tính đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh. Xây dựng chiến lược phát triển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mạnh về kinh tế biển, thành tỉnh có cơng nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại hóa địi hỏi các cấp, các ngành phải ra sức nỗ lực, phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh, cần tận dụng thế mạnh của hệ thống cảng biển để phát triển kinh tế biển, đồng thời phát triển mạnh du lịch đường biển, tạo điểm khác biệt về du lịch biển đảo so với các địa phương khác.