Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 34 - 37)

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2011- 2015, Nam định có nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Quy mô kinh tế Nam Định từng bước được mở rộng: GDP năm

2015 đạt 90.670,9 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2014; kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao. Tốc độ tăng trưởng qua các năm liên tục tăng, bình quân quân 9,1%/ năm.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp giá trị sản xuất theo giá hiện hành từ năm 2011 đến năm 2015. (Đơn vị: tỷ đồng)

Các chỉ tiêu Đơn vị tính

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành Tỷ đồng 64.054 69.109 75.197 82.044 90.670 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước % 7,6 7,9 8,8 9,1 10,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2015

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng GDP của các nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng từ 75,5 % năm 2011 lên 80,2% năm 2015.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số thành phố tính đến năm 2015 là 1.850.610 người trong đó số dân thành thị là 251.628 người và số dân ở nông thôn là 1.598.982 người, mật độ dân số trung bình là 1.109 người/km2. Dân số đơng, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh đã tạo ra một lực lượng lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và kinh tế biển nói riêng.

Bảng 2.2. Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên theo giới tính

(Đơn vị: nghìn người)

Năm 2010 2012 2013 2014 2015 Nam 514,5 518,1 521,0 524,5 529,8 Nữ 551,2 551,8 555,9 558,9 562,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2015

Trong những năm qua lực lượng lao động của tỉnh đã tăng lên đáng kể. Số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 1.065,7 nghìn người (năm 2010) lên 1.092,3 nghìn người (năm 2015) tương ứng với tăng 2,5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ xung lực lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề an sinh xã hội. Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, cơ cấu đào tạo ngày càng hợp lý, chất lượng đào tạo được nâng dần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

2.1.2.3. Giáo dục – Đào tạo

Dân cư Nam Định có trình độ học vấn cao hơn so với một số địa phương khác. Tỷ lệ người biết chữ và chỉ số giáp dục phát triển cao. Trình độ văn hóa của dân số theo các cấp học và nhóm tuổi đều có ưu thế so với các tỉnh trong vùng và trong cả nước. Người dân Nam Định có truyền thống hiếu học. Nam Định vẫn không ngừng phát triển và luôn là tỉnh dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo. Số sinh viên nhập học đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao soi với tỷ lệ trong cả nước.

Nguồn nhân lực được đào tạo cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng được chú trọng đào tạo. Hiện nay, tỉnh Nam Định có 4 trường Đại học, 5 trường Cao đẳng, và 12 trường trung cấp nghề chuyên nghiệp. Đây là nguồn cung cấp lao động có trình độ để phục vụ các ngành kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao, đặc biệt là một số ngành kinh tế biển: du lịch biển, đóng và sửa chữa tàu biển…

2.1.2.4. Y tế:

Y tế của tỉnh Nam Định khá phát triển, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 21 bệnh viện, 4983 giường bệnh và 4230 cán bộ y tế. Hệ thống y tế cơ sở cơ bản đạt chuẩn quốc gia. Toàn thành phố đảm bảo số lượng cán bộ y tế có khoảng 8 bác sỹ, 2 dược sỹ đại học/ 10 nghìn dân. Trong đó mỗi trạm y tế có từ 2 bác sỹ trở lên.

Trong những năm qua ngành Y tế Nam Định đã tập trung củng cố mạng lưới và hệ thống khám chữa bệnh, tập trung phòng chống, dập tắt kịp thời các loại bệnh dịch, đảm bảo sức khỏe và đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 34 - 37)