Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển Nam Định.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 37 - 40)

đến phát triển kinh tế biển Nam Định.

2.1.3.1. Thuận lợi

Như đã nói ở trên, Nam Định là một thành phố có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế: Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Định là những thị trường tiêu thụ lớn, giàu tiềm năng, đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tư trao đổi kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí kinh doanh, chuyển giao cơng nghệ và thơng tin trong q trình phát triển…

Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển tương đối phong phú. Thời tiết thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Nguồn nước ngầm và nước mặt dồi dào đảm bảo cho việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Đường bờ biển dài 72km là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển…

Nhiệt độ với biên độ ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển và đánh bắt, chế biến thủy hải sản, phát triển du lịch biển mang lại nguồn lợi cho kinh tế Nam Định

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Định trong những năm qua ln được duy trì ở mức cao với giá trị sản xuất tăng qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm xuống, thu nhập người dân ngày một tăng chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Nguồn nhân lực dồi dào, người lao động có tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu và làm chủ cơng nghệ mới. Có tính năng động, linh hoạt, nhanh chóng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào trong sảng xuất. Có kinh nghiệm phịng chống với những biến cố từ môi trường như thiên tai, lũ tụt, hạn hán…người lao động ngư nghiệp với số lượng ngày càng tăng qua từng năm là nguồn động lực cũng như nền tảng phát triển kinh tế biển đóng góp vào sự phát triển chung cho tồn thành phố.

Công tác giáo dục đào tạo – y tế đang dần được hoàn thiện về mặt cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đội ngũ giáo viên bác sĩ đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng, tay nghề nghiệp vụ ngày một được nâng cao. Đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Có thể nói những điều kiện thuận lợi đó đã và đang tạo ra cơ hội cho Nam Định nhiều điều kiện phát triển các ngành nghề trong kinh tế biển nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của cả thành phố nói chung. Biết nắm bắt và tận dụng phát huy tối đa các lợi thế này là một trong những động lực mạnh mẽ đưa nền kinh tế chung của Nam Định tiến xa, tiến mạnh và lâu dài hơn nữa.

2.1.3.2. Khó khăn

Trên địa bàn Nam Định chỉ có 15,34% diện tích đất ni trồng thủy hải chung của cả tỉnh. Một con số chưa phải là cao để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy hải sản.

Lao động ngư nghiệp tuy có xu hướng ngày càng tăng song lại có số lượng nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động của cả tỉnh. Đây là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế biển.

Quá trình khai thác, nuôi trồng thủy hải sản gặp nhiều khó khăn như mức độ an tồn khi đánh bắt, q trình ni trồng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể làm giảm sản lượng khi thu hoạch. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do những hạn chế về hiểu biết vật ni, cơng nghệ cịn lạc hậu… Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do thời tiết diễn biến thất thường, mưa bão, hạn hán kéo dài… Đó là một trong những mối e ngại khiến người dân lao động còn đắn đo trong việc tham gia lao động.

Tham gia lao động trong những lĩnh vực kinh tế biển cần một lượng vốn tương đối lớn trong khi người dân đang cịn nghèo chưa có đủ khả năng đầu tư phát triển. Ứng dụng cơng nghệ hiện đại vào sản xuất cịn chưa cao, trình độ tổ chức quản lý cịn yếu kém. Đặc biệt là ngành cơng nghiệp chế biến thủy hải sản chưa phát triển tương xứng với tiền năng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Đây là một trở ngại lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Biến đổi khí hậu tồn cầu khiến cho thời tiết khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa bão lớn diễn ra với cường độ và số lượng ngày càng lớn. Mùa khô kéo dài gây hạn hán làm trở ngại cho việc sản xuất. Nam Định là tỉnh ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng nước biển dâng cao, làm diện tích đất ngư nghiệp bị thu hẹp. Môi trường biển từng ngày bị ô nhiễm bởi hậu quả của những việc làm của con người.

Từ những thuận lợi và khó khăn mà Nam Định đang gặp phải rất cần những chính sách, kế hoạch chiến lược phát triển và chỉ đạo hợp lý của chính quyền trong việc phát huy những mặt tích cực, khắc phục những yếu kém. Đó

sẽ là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế biển, người dân tiếp tục bám biển, kinh tế Nam Định thật sự hướng ra biển trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)