Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 32 - 34)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Nam Định là thành phố ven biển, nằm ở phía đơng dun hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 100km, có tọa độ địa lý từ 19o54’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc; 105o40’ đến 106o45’ kinh độ Đơng. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đơng giáp với vịnh Bắc Bộ. Là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như quốc phòng an ninh của cả nước. Địa bàn ven biển ln giữ vai trị trọng yếu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh. Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Định là những thị trường tiêu thụ lớn, giàu tiềm năng, đồng thời cũng là những trung tâm hỗ trợ đầu tư trao đổi kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí kinh doanh, chuyển giao cơng nghệ và thơng tin trong quá trình phát triển. Mặt khác, do ở vào vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Nam Đồng bằng sơng Hồng với các tỉnh Bắc Trung bộ, Nam Định có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá, xã hội với các tỉnh khác trong vùng, với cả nước và với các nước thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển thuận lợi. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam theo công ước RAMSA. Đó là hai tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và

cửa Đáy. Vườn quốc gia Xuân Thủy và Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh Nam Định phát triển du lịch biển kết hợp với du lịch sinh thái.

2.1.1.2. Khí hậu

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 30,5 °C.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1,750 – 1,800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1,650 – 1,700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.

Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Diễn biến thời tiết thất thường là một trong những khó khăn cho phát triển kinh tế biển dặc biệt là đối với những ngành kinh tế trực tiếp chịu ảnh của thời tiết: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; làm muối…

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên biển: Nam Định có đường bờ biển kéo dài 72 km, có bốn cửa sông lớn (cửa Ba Lạt, cửa Sị, cửa Lạch Giang và cửa sơng Đáy) với diện tích biển mà tỉnh được giao quản lý rộng đến 8.000 km2, nghĩa là gần gấp năm lần diện tích nội địa và tầm xa đến 90 hải lý.

Theo điều tra khảo sát của Bộ Thủy sản, biển Nam Định giáp giữa hai bãi cá và tôm lớn của vịnh Bắc Bộ, trữ lượng cá lên đến 157.500 tấn, chiếm khoảng 20% trữ lượng cá của vịnh Bắc Bộ. Ngồi ra cịn có nhiều nguồn lợi to lớn khác như tôm, nhuyễn thể, giáp xác,…Lòng biển của Nam Định nói riêng và vùng vịnh Bắc Bộ nói chung có giá trị kinh tế rất lớn. Về địa lý, Nam

Định có ba vùng nước: vùng biển (nước mặn), vùng ngập mặn và vùng nước ngọt. Tương ứng với mỗi vùng lại có các tài nguyên khác nhau như: rừng phi lao; rừng ngập mặn; cói; đất làm muối; vùng khai thác, ni trồng và chế biến hải sản,…Với nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng đã tạo cho Nam Định phát triển hàng loạt các làng nghề ven biển như: làng nghề đóng tàu biển, làng nghề làm muối, làng nghề làm nước mắm, làng nghề dệt cói,…

Tài nguyên đất: Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất phù sa màu mỡ, Nam Định được xác định là tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực ở miền Bắc. Diện tích đất tự nhiên tính đến năm 2015 của Nam Định là 163.591,1 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi.

Cơ cấu sử dụng nguồn tài nguyên đất của tỉnh theo thống kê năm 2015 gồm: đất nơng nghiệp 113.027,2 ha (chiếm 67,74 % diện tích tồn tỉnh), trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 91.460,1 ha, đất lâm nghiệp có rừng 2.950,4 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 17.333,9 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 505.63,9 ha (20,3%) và đất chưa sử dụng chiếm 1,96% với 3.262,9 ha. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 - 120 m và có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000 ha sau 5 năm, hiện là những vùng nuôi trồng thuỷ sản quan trọng. Diện tích đất cho ni trồng thủy hải sản ngày càng tăng, năm 2011 là 14.609 ha đến năm 2015 là 17.333,9 ha, tăng 2.724,9 ha tương ứng với tăng 18,65%. Điều đó cho thấy ngành nuôi trồng thủy hải sản đang rất phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)