Bảo vệ môi trường biển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 61 - 65)

Tăng cường kiểm soát, phịng ngừa và xử lý ơ nhiễm, sự cố mơi trường biển. Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và phối hợp các địa phương ven biển, cảnh báo, thông báo kịp thời về tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường biển, các hoạt động gây suy thối mơi trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Phân vùng nguồn thải, điể, thải từ lục địa, đẩy mạnh xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển, tập trung giám sát nguồn thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Tranh thủ mọi hỗ trợ quốc tế cho hoạt động nghiên cứu, giám sát và quản lý ô nhiễm biển và bảo tồn biển tự nhiên biển. Đào tạo đội ngũ chuyên trách, quản lý tổng hợp môi trường biển theo quy chuẩn. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn biển Việt Nam đối với khu bảo tồn Xuân Thủy, bảo vệ và phát triển dải rừng ngập mặn ven biển.

Kết luận chương 3

Từ những thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nam Định đã được trình bày ở chương 2 thì Nam Định cần phải phát triển kinh tế biển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nam Định cần một hệ thống quan điểm, giải pháp: Tăng cường giáo dục để nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trị của biển, và kinh tế biển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nam Định; Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn, khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế biển; Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế trong phát triển kinh tế biển ở tỉnh Nam Định; Tăng cường gắn kết giữa phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Nam Định… Trong hệ thống các giải pháp đó thì giải pháp huy động và sử dụng vó hiệu quả nguồn nhân lực, vốn, khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế biển là giải pháp đóng vai trị quan trọng nhất. Bởi đặc điểm kinh tế biển tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là do thiếu và yếu các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế biển được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho phát triển đồng bộ các ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế biển một cách bền vững phải có chiến lược phát triển lâu dài, tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương để có những giải pháp thích hợp.

KẾT LUẬN

Nam Định là một tỉnh ven biển, có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế biển. Những năm qua kinh tế biển tỉnh Nam Định phát triển khá nhanh, một số ngành trong lĩnh vực tăng trưởng cao góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, chủ quyền biển đảo, thành phố và đất nước. Trong giai đoạn 2011 – 2017, trên các ngành nghề khai thác và đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, du lịch biển đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu, quy mô sản lượng không ngừng tăng cao. Hằng năm, kinh tế biển đóng góp một phần lớn vào ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng ven biển.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như: kinh tế biển Nam Định quy mơ cịn nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ sở hạ tầng và trình độ lao động tham gia hoạt động kinh tế biển còn nhiều hạn chế, cơ cấu các ngành kinh tế biển phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, chưa được sự liên kết chặt chẽ để phát triển, công tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào để sản xuất kinh doanh kinh tế biển còn hạn chế, ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển trong quá trình khai thác các tiềm năng kinh tế biển cịn thấp. Q trình quản lý cịn nhiều lung túng, việc triển khai chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển chưa có một chiến lược tổng thể.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nam Định phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của biển, vùng ven biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế biển. Lãnh đạo tỉnh cũng như các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động kinh tế biển cần nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm, chủ

động đổi mới và phát triển trên mọi phương diện để phù hợp với thời kỳ đổi mới, đảm bảo cho kinh tế biển Nam Định phát triển đúng hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)