Bài học kinh nghiệm cho Nam Định có thể nghiên cứu vận dụng trong phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 29 - 32)

dụng trong phát triển kinh tế biển

Về nhận thức

Ý thức được về biển phải được tất cả các ngành và các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm thường xuyên. Đối với mọi người dân, ý thức về biển phải thể hiện sâu sắc trong khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Chẳng những thế, việc bảo vệ ân toàn những tài sản kinh doanh trên biển và trong lòng biển của mọi chủ thể phải được triệt để và tôn trọng. Trong quy hoạch tổng thế cần lựa chọn những ngành có hiệu quả kinh tế xã hội cao và ít tác động đến mơi trường; tính tốn từ ban đầu việc giải quyết những mâu thuẫn lợi ích trong phát triển. Bên cạnh đó, cần có một chiến lược tồn diện về tài nguyên và môi trường biển làm nền tảng cho phát triển kinh tế biển bên vững.

Về đầu tư:

Cần tập trung chỉ đạo để hình thành một hệ thống các sảng phẩm có chủ lực có tầm nhìn chiến lược, có sức cạnh tranh cao trong các ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh, đồng thời phát triển kinh tế đối ngoại, tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế. Hơn nữa, việc phát triển đô thị trung tâm, hệ thống đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nơng thơn để hình thành các cụm cơng nghiệp, khu đơ thị là một vấn đề cần quan tâm trong phát triển kinh tế biển. Cần thay đổi chính sách đầu tư, kết cấu hạ tầng theo hướng lấy vùng ven biển làm trục phát triển, lấy hành lang vận tải ven biển làm hướng chính, giảm vận tải trên bộ, tiếp tục đầu tư vào việc nâng cấp cả quy mô và chất lượng của hệ thống cảng. Hiện đại hóa hệ thống thơng tin liên lạc, hồn chỉnh mạng cấp điện, cấp thốt nước, xử lý môi trường đáp ứng nhu cầu của một trung tâm kinh tế hiện đại.

Đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, nghiêm cứu ,cách lập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường biển để cung cấp kịp thời cho các luận cứ khoa học phục vụ cơng tác quy hoạch và hoạch định chính sách, pháp luật quản ký nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đải. Đối với các tỉnh ven biển, kết quả như vậy sẽ giúp bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái ven biển, các khu bảo tồn và dự trữ thiên nhiên đã được quốc thế và quốc gia cơng nhận. Kiểm sốt các nguồn ơ nhiễm từ đất liền ra biển, phịng ngừa ơ nhiễm từ hoạt động trên biển và ô nhiễm xuyên biên giới trong phạm vi. Tích cực phịng, chống thiên tai biển, ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, cần xây dựng các chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Trong đó cần tập trung vào đầu tư cho các ngành kinh tế biển trọng tâm, mũi nhọn. Tăng cường hợp tác quốc tế, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đào tạo nhân lực biển để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, trang bị huấn luyện hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn khu vực và tương thích với điều kiện phát triển

Kết luận chương I

Như vậy, kinh tế biển giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Kinh tế biển với những ngành dầu khí, thủy sản, du lịch, giao thơng vận tải biển… phát triển sẽ đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì kinh tế biển ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh cỉa quốc gia và ngành kinh tế khác. Vì vậy phát triển kinh tế biển trở thành một trong những yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia có biển. Phát triển kinh tế biển cần phải được mở rộng và nâng cao hơn trong tỷ trọng GDP của kinh tế biển và ven biển, xây dựng cơ cấu kinh tế biển hiện đại, tạo sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, văn hóa của dân cư vùng biển, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo. Đối với Việt Nam, cùng với xu hướng tăng cường phát triển kinh tế biển của các quốc gia có biển trên thế giới, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn mới về biển và vị trí vai trị của biển đối với tương lai phát triển lâu dài của đất nước. Phát triển kinh tế biển Việt Nam cần phải xây dựng nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, có cơ cấu kinh té biển hiện đại, thực sự làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của nước với tốc độ nhanh và bền vững. Trong quá trình phát triển thì quan niệm về kinh tế biển cũng đang từng bước được hoàn thiện và phát triển theo thực tiễn. Kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương ln là bài học có giá trị đối với phát triển kinh tế biển Nam Định.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)