Tình hình ni trồng, đánh bắt và chế biển thủy hải sản.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 40 - 43)

Nam Định là địa phương có thế mạnh về nuôi trồng, đánh và đánh bắt thủy hải sản.

Về nuôi trồng thủy sản:

Nam Định xác định phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, áp dụng công nghệ cao, tăng năng suất và nâng cao giá trị theo hướng bền vững. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản giúp các tổ chức, các nhà đầu tư điều chỉnh khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công sang nuôi trồng thủy hải sản biển, bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thủy, hải sản. Nuôi trồng thủy hải sản giúp người dân có điều kiện tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện bộ mặt nơng thơn ven sơng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn.

Tỉnh tập trung hình thành các cùng sản xuất giống thủy sản đáp ứng như cầu nuôi trồng trên địa bàn; đưa hơn 16.000 ha diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản tập trung ở các huyện ven biển Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy. Nam Định đã hình thành được hơn 50 vùng nuôi thủy sản tập trung. Năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản là 49.137 tấn đến năm 2015 tăng lên 76.973 tấn.

Về khai thách thủy sản

Nam Định có nhiều dự án lớn để tác động tích cực đến người ngư dân, khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư vào ni trồng và đánh bắt thủy sản. Năm

2010 sản lượng đánh bắt thủy sản là 39.890 tấn đến 2015, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nam Định đạt hơn 44.597 tấn.

Bảng 2.3. Sản lượng thủy sản tỉnh Nam Định qua các năm 2011- 2015 (Đơn vị: tấn)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lượng thủy sản

89.027 94.221 100.505 110.598 121.552

Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2015

Sản lượng thủy sản liên tục tăng qua các năm. Năm 2015 đạt 121.552 tấn, tăng 9.9% so với năm 2014, trong đó sản lượng cá 74.527 tấn, sản lượng tôm 6.404 tấn, sản lượng thủy sản khác là 40.621 tấn. Đây là giấu hiệu đáng mừng khi ngư dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Có được kết quả này, ngư dân Nam Định đã và đang nỗ lực vượt khó, từng bước tổ chức lại sản xuất, ứng phó với những biến đổi của mơi trường.

Những năm vừa qua nhằm đảm bảo cho hải sản ven bờ không bị khai thác cạn kiệt tỉnh đã khuyến khích cho nhân dân đánh bắt xa bờ. Ngành khai thác thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm phương tiện khai thác gần bờ, tăng phương tiện khai thác xa bờ. Năm 2015, toàn tỉnh có 1952 tàu lớn nhỏ khác nhau, trong đó tàu từ 90 CV trở lên là 376 chiếc. Phân theo phạm vi khai thác, tàu khai thác gần bờ 1600 chiếc, tàu khai thác xa bờ 352 chiếc.

Bảng 2.4 Số lượng tàu thuyền phân theo phạm vi khai thác từ năm 2011 – 2015

(Đơn vị: chiếc)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tàu thuyền khai

thác gần bờ

2347 2250 2042 1965 1600

Tàu thuyền khai thác xa bờ

123 168 306 320 352

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2015

Qua bảng trên ta thấy, tàu thuyền khai gần bờ có xu hướng giảm, tàu thuyền khai thác xa bờ có xu hướng tăng qua các năm. Tàu khai thác xa bờ được trang bị đầy đủ máy thông tin, máy định vị, máy tầm ngư… Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tải áp lực khai thác ven bờ nhưng hiện tại vẫn còn tần tại mộ khối lượng lớn nghề khai thác ven biển vì người dân chưa có nhiều điều kiện chuyển đổi nghề mà vẫn phải bám nghề để sống.

Về chế biến thủy hải sản:

Hoạt động chế biến thủy hải sản ở Nam Định trong những năm qua có những chuyển biến tích cực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Với những điều kiện thuận lợi, tỉnh Nam Định đã thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành chế biến thủy hải sản. Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng bắt đầu quen và ưa chuộng sản phầm ngao tươi mang nhãn hiệu “nghêu sạch Lenger” của Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafood Hà Lan) được đặt tại khu công nghiệp An Xá, thành phố Nam Định. Có thể nói, việc xây dựng nhà máy chế biến ngao này đang mở thêm cơ hội cho những người nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Hoạt động xuất khẩu thủy sản chế biến cũng có bước tiến triển, đặc biệt là đối với sản phầm thủy sản sứa. Cán bộ nghiên cứu và ngư dân tỉnh đã nghiên cứu được cách chế biển sứa ăn liền. Các doanh nghiệp chế biến hải sản ở huyện Hải Hậu đã xuất khẩu 7.000 tấn sứa thành phẩm, còn các doanh nghiệp ở huyện Giao Thủy xuất khoảng 5.000 tấn.

Bên cạnh đó, Làng Ngọc Lâm nổi danh có khoảng hơn 40 cơ sở sản xuất nước mắm, mắm tơm, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và hồn tồn làm bằng phương pháp thủ cơng truyền thống. Hầu hết các cơ sở tại đây đều tận dụng nguồn cá cơm, cá nục… dồi dào khai thác từ biển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế biển ở nam định hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)