2.3.2.1. Hạn chế
Kinh tế biển Nam Định chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số ngành nghề kinh tế biển quan trọng vẫ chưa phát triển mạnh mẽ và hiệu quả của một số ngành mới chưa được quan tâm phát triển. Tổ chức không gian chưa thật hợp lý, hệ thống đô thị phát triển chậm, thiếu liên kết nội vùng.
Kinh tế biển Nam Định vẫn còn khoảng cách xa so với trình độ phát triển của khu vực và trên thế giới, đặc biệt là về quy mô và khả năng cạnh tranh. Quy mô của các doanh nghiệp kinh tế biển còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh thấp, chưa có đủ sức đầu tư và khai thác tối đa các nguồn lợi từ biển. Khai thác biển vừa qua cịn chủ yếu dựa vào tài ngun sẵn có, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thu nhập từ dịch vụ còn thấp.
Chưa kiểm soát được việc khai thác và đầu tư, tà nguyên môi trường biển đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tình trạng bất ổn về an ninh trật tự còn thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế biển và kinh tế xã hội của vùng.
Hệ thống cảng Nam Định còn nhiều hạn chế: mạng lưới cảng manh mún, hiệu quả sử dụng đất đai thấp, chưa có cảng trung chuyển và cảng cửa ngõ cho toàn bộ khu vực; kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy với hệ cảng còn thiếu đồng bộ, trang thiết bị của cảng hầu hết còn cũ kỹ, lạc hậu, sức cạnh tranh kém, năng lực quản lý còn hạn chế, hệ thống kho bãi chưa tốt, thiếu đồng bộ.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Phát triển kinh tế biển ở Nam Định còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan
Một là, các ngành kinh tế biển luôn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động của nhân tố khí hậu, thời tiết, mơi trường biển… Do đó việc đầu tư vào ngành kinh tế biển địi hỏi phải có nguồn vốn cao, khả năng thu hồi vốn chậm, lại chịu sự rủi ro cao. Thực tế trên là lực cản lớn đối với tỉnh Nam Định trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào ngành kinh tế biển.
Hai là, sự phát triển nóng về dân số, phương thức khai thác các nguồn tài nguyên biển chủ yếu mang tính thủ cơng, tận diệt, khai thác gần bờ đã làm nguồn tài nguyên biển ngày một cạn kiệt, mức độ ô nhiễm môi trường biển ngày càng tăng đã tác động tiêu cựu đến phát triển ngành kinh tế biển.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực cịn có những tác động tiêu cực như tạo ra sức ép đối với từng ngành nghề kinh tế biển đổi mới quản lý, cải biến công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bốn là, những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây về tình hình Biển Đơng và an ninh trên biển đao đã tạo ra những thách thức và rủi ro lớn cho các lực lượng tham gia phát triển kinh tế biển.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, nhận thức về vị trí vai trị của biển, đảo và kinh tế biển đối với chiến lực phát triển kinh tế biển ở Nam Định trong một bộ phận cấp ngành và nhân dân còn hạn chế. Quan điểm hướng mạnh ra biển, khai thác có hiệu quả các dạng tài nguyên biển, nhận thức đúng về lợi thế so sánh và tiềm năng tài nguyên biển chưa trở thành chủ trương lớn, chưa tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động.
Hai là, lực lượng cán bộ quản lý mỏng, chưa được trang bị kỹ năng, cơ sở pháp lý và văn bản pháp luật về quản lý tổng hợp biển. chưa đồng bộ. Công tác hoạch định, xây dựng quy hoạch về biển của tỉnh còn chậm.
Ba là, thành phố chậm có những cơ chế, chính sách cụ thể, hữu hiệu và mang tính đột phá để khai thác hiệu quả nguồn lực và nguồn vốn thiên nhiên cho đầu tư khai thác biển trong dài hạn.
Bốn là, công tác triển khai và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chủ trương, giải pháp của Trung ương và của thành phố ở một số ban ngành, địa phương, dự án còn chậm và chưa thật hiệu quả.
Năm là, việc đầu tư các nguồn lực nhất là nguồn nhân lực, vốn, khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế biển tuy đã được quan tâm hơn trước những chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Sáu là, hiệu quả hợp tác trong phát triển kinh tế biển với các địa phương, trong khu vực và quốc tế còn rất nhiều hạn chế. Chưa thực sự coi trọng khai thác và phát huy tốt hiệu quả của nhân tố thị trường.
Kết luận chương 2
Những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, địa phương cho phát triển kinh tế, kinh tế biển của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Khai thác tiềm năng thế mạnh của biển nhằm thu hút nguồn lao động ven biển và địa phương cho phát triển kinh tế biển, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thư nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên kinh tế biển Nam Định quy mơ cịn nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ sở hạ tầng và trình độ lao động tham gia hoạt động kinh tế biển còn nhiều hạn chế. Cơ cấu các ngành kinh tế biển phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, chưa được sự liên kết chặt chẽ để phát triển. Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của kinh tế biển, tháo gỡ những vướng mắc để phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần thắng lợi vào mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 3