Khi xe xuống dốc trong 1 thời gian dài hoặc sử dụng kết hợp đồng thời nhiều loại phanh (áp suất phanh lớn hơn 80 bar) có thể sinh ra nhiệt độ cao ở các phanh đĩa (lớn hơn 550°C). Nhiệt độ cao này sẽ gây ra 2 vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất khi hoạt động liên tục giữa má phanh và đĩa phanh đang có nhiệt độ cao như vậy sẽ làm cho các thành phần của má phanh nóng lên và có thể bị phá hủy 1 phần, làm giảm sự ma sát cần có giữa 2 bộ phận này, giảm hiệu quả phanh. Thứ hai khi nhiệt độ cao sẽ làm cho dầu phanh sôi lên, có khả năng sinh ra các bọt khí trong xy lanh phanh, mà khí là chất có tính nén nên sẽ cản trở rất nhiều đến quá trình đưa dầu phanh đến các má phanh, từ đó giảm hiệu quả phanh một cách rõ rệt.
Để xử lý điều này, bộ điều khiển DSC8+ sẽ tính toán và xử lý nhiệt độ ở các phanh đĩa dựa vào các thông tin thu được từ:
- Áp suất phanh tạo ra - Thời gian phanh thực tế
- Tốc độ giảm tốc của xe
Nếu bộ điều khiển DSC8+ xác định được một trong hai vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các má phanh và dầu phanh sắp xảy ra, hệ thống sẽ đóng 1 số van dầu phanh và mở bơm dầu ABS. Điều này sẽ giúp tăng áp suất phanh ở các bánh xe và ngăn sự mất hiệu quả khi phanh xảy ra.
69
Hình 6.5 Đĩa phanh đang chịu nhiệt độ cao 6.1.6 Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc được kích hoạt khi xe đang dừng giữa dốc và bắt đầu khởi hành để đi tiếp. Lúc này, người lái sẽ nhả phanh và nhấn ga để xe tiến về trước. Tuy nhiên, thông thường việc chuyển từ chân phanh sang chân ga sẽ mất vài giây. Do đó, nếu cảm giác không tốt, xe có thể bị trôi ngược về sau hoặc trường hợp nhấn ga quá mạnh, xe có thể vọt lên trước gây nguy hiểm cho xe khác. Chính vì những hạn chế này, chức năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc ra đời để giúp người lái thoải mái hơn trong việc chuyển từ chân phanh sang bàn đạp ga mà không lo về các trường hợp nguy hiểm xảy ra. Chức năng có nhiệm vụ giữ xe trong một thời gian ngắn (khoảng 2s) sau khi người lái nhả phanh bằng cách tự động điều chỉnh áp suất phanh cần thiết (khoảng từ 10 đến 70 Bar tùy vào độ dốc). Việc xác định độ dốc được điều khiển bởi bộ điều khiển DSC8+ thông qua một cảm biến đo gia tốc theo chiều dọc. Đặc biệt, chức năng này hoạt động cả khi người điều khiển muốn tiến về trước hay lùi về sau trên đường dốc.
70
Hình 6.6 Chức năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc trên xe BMW
6.2 Hoạt động của hệ thống dự phòng
Để duy trì các chức năng của hệ thống AWD trong trường hợp tín hiệu của một số cảm biến quan trọng bị lỗi hoặc bộ điều khiển DSC bị hỏng, hệ thống có 1 chức năng điều khiển dự phòng được tích hợp trong bộ điều khiển hộp số phụ. Kiểu điều khiển này hoạt động dự bị cho bộ điều khiển ly hợp hộp số phụ trong bộ điều khiển DSC. Chức năng điều khiển dự phòng chỉ gồm 2 chức năng điều khiển là kiểm tra các thông tin đầu vào và điều khiển kéo-trượt. Các tín hiệu tốc độ bánh xe rất quan trọng với việc kiểm soát lực kéo-trượt. Các tín hiệu từ động cơ, góc đánh lái và gia tốc xoay xe được dùng chủ yếu cho việc kiểm tra các thông tin đầu vào. Nếu các tín hiệu cảm biến đơn bị lỗi, thì các giá trị thay thế được tính đến và các chức năng liên quan hoạt động với mức độ kiểm tra mở rộng ra.
Biện pháp dự phòng này sẽ được kéo dài cho tới khi việc điều khiển dẫn động 4 bánh toàn thời gian không còn khả thi nữa. Trong trường hợp này, người lái sẽ được cảnh báo bởi đèn DSC / xDrive hiển thị trên bảng điều khiển và các tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh.
71
CHƯƠNG 7. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BMW
Trong quá trình sửa chữa các sai sót tạo ra sự không hài lòng cho khách hàng và bộ phận dịch vụ. Khi chẩn đoán sai hoặc xuất hiện các lỗi khác làm tăng thêm thời gian chờ đợi cho khách hàng điều này không nên có làm mất sự tin tưởng của khách hàng. Nếu xe không được sửa chữa hiệu quả thì năng suất của kỹ thuật viên bị ảnh hưởng. Dành một chút thời gian để thực hiện công việc chẩn đoán có thể giúp cho chúng ta xác định được nguyên nhân, bộ phận nào hư hỏng, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sửa chữa, do đó quy trình chẩn đoán là không thể thiếu trong khi sửa chữa. Vì các hệ thống trong tương lai ngày càng phức tạp, và hiện đại nên quá trình chẩn đoán như là công cụ chính để hổ trợ chúng ta trong khi sửa chữa.
Khi quy trình chẩn đoán hiệu quả sẽ
- Tiết kiệm thời gian sửa chữa
- Đáp ứng khách hàng bằng cách giảm thời gian đỗ xe - Tăng lợi nhuận của công ty
- Tăng niềm tự hào và thu nhập của kỹ thuật viên
7.1 Giới thiệu quy trình chẩn đoán của BMW Bao gồm 5 bước Bao gồm 5 bước
- Xác minh khiếu nại của khách hàng "Trải nghiệm Triệu chứng" - Phân tích vấn đề
- Cô lập vấn đề - Sửa chữa vấn đề - Kiểm tra sửa chữa.
7.1.1 Xác minh khiếu nại của khách hàng: Trải nghiệm triệu chứng
Hầu hết các triệu chứng bạn nhận được đầu tiên là từ việc mô tả khiếu nại của khách hàng. Khiếu nại là mô tả của khách hàng về một triệu chứng mà họ đang trải qua, đây là bước quan trọng không thể thiếu để xác định triệu chứng hư hỏng ban đầu.
72
Xác định triệu chứng
Có thể có nhiều triệu chứng được tạo ra với một vấn đề, khách hàng khách hàng chỉ có thể phàn nàn về một triệu chứng, một triệu chứng không thì không trực tiếp chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Do đó là một kỹ thuật viên ta cần quan sát cẩn thận tất cả các triệu chứng để hiểu rỏ vấn đề.
Các bước để kiểm tra khiếu nại. Để biết thêm thông tin của khách hàng ta đưa ra thêm một
số câu hỏi khi cần thiết để nắm bắt thêm một số thông tin như.
- Cần thêm thông tin gì về khiếu nại, bằng việc đưa ra một số câu hỏi cho khách hàng có thể giúp hiểu rõ hơn vấn đề.
- Vấn đề có xảy ra liên tục, các điều kiện lái xe như đường xá, nhiệt độ, tốc độ vv.. như thế nào.
- Nghiên cứu lịch sử sửa chữa xe..vv
7.1.2 Phân tích vấn đề.
Sau khi xác minh khiếu nại, hãy phân tích vấn đề. Sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để trợ giúp cho việc chẩn đoán.
- Bộ nhớ lỗi xe - Lịch sử sửa chữa xe - Sổ tay sửa chữa - Tài liệu đào tạo .vv
Khi phân tích vấn đề cho phép phát triển một kế hoạch sửa chữa chính xác nhằm tiết kiệm thời gian.
7.1.3 Cô lập vấn đề
Sau khi xác định triệu chứng, và phân tích vấn đề ta thực hiện việc cô lập vấn đề nhằm xác định khu vực hư hỏng, khoanh vùng, loại bỏ các khu vực không liên quan đến triệu chứng, rút ngắn thời gian xác định hư hỏng
Các bước để cô lập vấn đề
- Thực hiện kiểm tra bằng kinh nghiệm, các dụng cụ hổ trợ như máy chẩn đoán vv.. - Tham khảo các bảng lỗi trong hướng dẫn về thủ tục khắc phục hoặc chẩn đoán. - Kiểm tra Module Điều khiển.
73
Nếu không có quy trình có sẵn ta thực hiện như sau.
- Nghĩ đến toàn bộ hệ thống.
- Đảm bảo hoạt động bình thường được hiểu. - Xây dựng một kế hoạch.
- Sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có.
- Không cố gắng chẩn đoán toàn bộ hệ thống cùng một lúc, chia nhỏ theo từng hệ thống, từng bộ phận cho thuận tiện trong việc kiểm tra.
- Trước tiên hãy kiểm tra các bộ phận dễ gây ra hư hỏng từ đơn giản đến phức tạp.
Nếu có quy trình kiểm tra rồi ta thực hiện các bước sau
- Không bỏ qua các bước, phải thực hiện đầy đủ từng bước. - Kiểm tra lại các bước đã làm
- Chúng ta sẽ không bao giờ có kết quả khi ta bỏ qua một bước bất kì.
7.1.4 Sửa chữa vấn đề
Sửa chữa vấn đề bằng cách sử dụng các kỹ thuật và các dụng cụ sửa chữa. Sau khi đã xác minh, cô lập và phân tích vấn đề, bước cuối cùng là sửa chữa hoặc thay thế bộ phận. Trước khi lắp đặt bộ phận mới chúng ta cần đặt ra câu hỏi cuối cùng để đảm bảo không có gì sai sót.
- Một bộ phận nào khác có thể gây ra hiện tượng này không
- Có thực hiện đúng theo quy trình hướng dẫn trong việc kiểm tra hoặc thủ tục chẩn đoán - Có bỏ qua vấn đề gì khi thực hiện quy trình không
- Xác định chắc chắn đã chẩn đoán chính xác khi đó ta hoàn thiện việc sửa chữa
Các bước để sửa chữa vấn đề:
- Làm theo hướng dẫn trong sổ tay sửa chữa.
- Thực hiện theo các hướng dẫn cụ thể khi sửa chữa dây điện, dây cáp hoặc khi thay thế. - Thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau khi lắp đặt từng bộ phận.
- Thực hiện mã hóa hoặc lập trình nếu cần.
74
7.1.5 Kiểm tra sau khi sửa chữa
Luôn kiểm tra lại hiện tượng, triệu chứng nếu có, mục đích là để cho các lỗi không xuất hiện trở lại sau khi sửa chữa. Sau khi sửa chữa ta thực hiện quy trình sau.
- Xóa mã lỗi. - Kiểm tra xe.
- Kiểm tra lại các mã lỗi.
Đối với các bộ phận cơ khí thì kiểm tra từng bộ phận trong quá trình lắp đặt xem có sai sót gì không, như bu lông bị mất, hay dây điện, dây cáp có vấn đề gì trong khi lắp đặt hay không.
7.2 Quy trình chẩn đoán hệ thống xDrive trên xe BMW.
Hệ thống xdrive đưa ra các tín hiệu chẩn đoán để phát hiện các lỗi và giúp cho người lái xe nhận biết được tình trạng của xe, thông qua đèn báo trên bảng taplo và tín hiệu âm thanh..vv
Tín hiệu đèn và trạng thái làm việc của các hệ thống thông qua tín hiệu chẩn đoán. Đèn báo
cố định
Đèn báo biến
Tín hiệu thông
báo Thông tin người lái cần biết
DSC không hoạt động
DSC đã bị tắt, hạn chế sự ổn định của xe trong khi tăng tốc và vào cua.
DTC hoạt động, DSC bị hạn chế
hoạt động
Bật DTC. Chức năng kiểm soát lực kéo DTC tăng lực đẩy về trước trên các bề mặt không bằng phẳng, tuy nhiên, nó làm giảm sự ổn định xe
DSC bị lỗi
DBC không hoạt động. Vì vậy xe sẽ không nhận được sự hỗ trợ khi phanh khẩn cấp của chức năng này. Cảnh báo tài xế cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW sớm nhất có thể.
DSC bị lỗi DSC không hoạt động. Hạn chế sự ổn định của xe trong khi tăng tốc và vào cua.
75 Cảnh báo tài xế cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW để kiểm tra.
Vấn đề liên quan đến hệ thống điều
khiển
Hệ thống phanh và hệ thống ổn định xe bị lỗi. Giảm hiệu quả phanh và sự ổn định xe. Tránh phanh đột ngột khi không cần thiết. Cảnh báo người lái nên đưa xe đến đại lý BMW gần nhất để kiểm tra. Vấn đề liên quan
đến má phanh. Thay thế hoàn toàn
Má phanh bị mòn. Nên đến đại lý BMW để thay bộ phận này.
Vấn đề liên quan đến dầu phanh
Mức dầu phanh quá thấp. Giảm hiệu quả phanh. Cảnh báo tài xế cẩn thận và nên liên hệ với đại lý BMW gần nhất.
Phanh quá nóng
Phanh quá nóng khi phanh trong thời gian dài. Nguy hiểm - giảm hiệu quả phanh. Ngừng xe lại khi cần thiết để giảm cho phanh.
Hệ thống 4x4 và DSC bị lỗi
Hệ thống 4x4 và DSC bị lỗi. Hạn chế sự ổn định của xe. Cảnh báo người lái cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW để kiểm tra sớm nhất có thể.
Hệ thống 4x4 bị lỗi
Hệ thống 4x4 bị lỗi. Hạn chế sự ổn định của xe. Cảnh báo người lái cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW để kiểm tra sớm nhất có thể.
76 Hệ thống 4x4, DSC
và ABS bị lỗi
Hệ thống 4x4, DSC và ABS bị lỗi. Hạn chế sự ổn định của xe. Cảnh báo người lái cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW để kiểm tra sớm nhất có thể. Hệ thống 4x4,
DSC, ABS và EBV bị lỗi
Hệ thống 4x4, DSC, ABS và EBV bị lỗi. Hạn chế sự ổn định của xe. Cảnh báo người lái cẩn thận và nên đưa xe đến đại lý BMW để kiểm tra sớm nhất có thể. Chức năng hỗ trợ
khởi hành ngang dốc không hoạt
động
Có thể khiến xe tụt dốc. Cảnh báo nên đưa xe đến đại lý BMW sớm nhất có thể.
Hệ thống điện bị lỗi
Hệ thống điện trung tâm bị lỗi. Cảnh báo người lái nên đưa xe đến đại lý BMW gần nhất.
Khi xuất hiện các tín hiệu báo hư hỏng trên bảng hiển thị, người lái cần đưa xe đến điểm bảo dưỡng của BMW để kiểm tra và sửa chữa.Tại đây, việc chuẩn đoán để tìm kiếm các nguyên nhân xuất hiện đèn báo lỗi trong hệ thống DSC được thực hiện bởi máy chẩn đoán DIS hoặc MoDiC thông qua bộ điều khiển DSC sau mỗi lần bugi đánh lửa để sinh công trong buồng đốt. Đèn cảnh báo DSC và ABS sẽ sáng khi quá trình chẩn đoán được tiến hành. Bất kỳ lỗi nào liên quan đến hệ thống khi động cơ được khởi động sẽ làm đèn cảnh báo sáng lên và báo mã lỗi lên máy chẩn đoán, từ đó KTV có thể nhận biết và sửa chữa.
77
Hình 7.1 Quá trình chẩn đoán trên xe BMW
Kiểm tra dầu hộp số phụ và bộ điều khiển.
Quá trình kiểm tra dầu được thực hiện bởi mô đun điều khiển hộp số phụ để quyết định xem khi nào 1 chúng hết hạn sử dụng. VTG sẽ tính toán độ mòn của ly hợp và hộp số phụ dựa trên mức độ trượt, áp suất lúc ăn khớp, tốc độ và tổng số dặn đường mà xe đã đi. Tính toán cho đường khô, đường bất lợi và những loại đường khác. Phụ thuộc vào chiếc xe sử dụng, điều kiện lái, khoảng thời gian sử dụng. Khi hết hạn dùng, nó sẽ được hiển thị bằng mã lỗi. Cả bộ phận điều khiển hộp số phụ (VTG) và bộ phận điều khiển DSC khi thay thế chúng phải được lập trình lại. Các giá trị mặc định được lưu trong mô đun điều khiển VTG phải được chuyển đến bộ phận thay thế.
78
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau một thời gian làm đồ án tốt nghiệp, nhóm chúng em đã hoàn thành việc tiềm hiểu hệ thống dẫn động XDrive trên xe BMW. Qua quá trình tiềm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài kết quả đạt được là.
- Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống xDrive trên dòng xe BMW - Nguyên tắc hoạt động của hộp số phụ
- Sự kết hợp của hệ thống xDrive với hệ thống DSC - Các tính năng mới trên hệ thống xDrive như
+ Hỗ trợ xuống dốc (HDC) + Hỗ trợ giảm tác động khi phanh + Làm khô đĩa phanh + Hỗ trợ giảm nóng phanh
+ Phanh dự phòng + Hỗ trợ khởi hành ngang dốc - Quy trình chẩn đoán xDrive trên xe BMW
Với kiến thức đã học được tại trường trong suốt 4 năm qua đã giúp chúng em hoàn thành đồ án này, và thông qua thực hiện đồ án này đã giúp chúng em củng cố lại những kiến thức đã