Kiểm soát ổn định động học xe/ kiểm soát lực kéo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống xdrive trên dòng xe BMW (Trang 63)

Chức năng kiểm soát lực kéo sẽ giám sát các điều kiện có thể gây ra trượt ở cầu trước và cầu sau. Các tín hiệu như tốc độ bánh xe, gia tốc xoay xe và gia tốc lực ngang được xem như tín hiệu đầu vào.Nhiệm vụ của kiểm soát lực kéo và kiểm soát ổn định động học xe là làm sao để đạt được lực kéo tối ưu nhưng vẫn duy trì ổn định xe.

Có thể thấy ở hình bên dưới, trong trường hợp xe có hiện tường thừa lái, lức này các đĩa ly hợp ma sát sẽ ăn khớp hoàn toàn và mômen xoắn cực đại được truyền đến cầu trước. Điều này giúp "kéo" phần trước của xe cho đến khi xe ổn định như ban đầu.

Hình 5.3 Sự phận phối lực kéo ở 2 cầu khi xảy ra hiện tượng quay vòng thừa trên xe có hệ thống xDrive

61

Hình 5.4 Cân bằng của xe khi không có hệ thống xDrive khi xe quay vòng thừa

Khi xảy ra hiện tượng thừa lái thì ngoài việc phân phối nhiều mômen đến cầu trước hơn thì bộ điều khiển DSC cũng sẽ gửi tín hiệu để thực hiện việc phanh bánh trước bên trong lại, lực phanh lúc này tạo thành tâm quay (vì khi đó các bánh bên ngoài vẫn quay bình thường) và sinh ra mômen bù để giữ xe cân bằng, ổn định và tiến về phía trước theo đúng cung đường mong muốn. Ngược lại, trong trường hợp xe có hiện tượng thiếu lái thì các đĩa ly hợp lúc này có thể tách rời hoàn toàn nếu thực sự cần thiết để cầu trước tách rời khỏi hệ thống truyền lực và mômen xoắn được truyền tất cả đến cầu sau. Điều này giúp "đẩy" phần sau của xe cho đến khi xe ổn định như ban đầu.

Hình 5.5 Sự phận phối lực kéo ở 2 cầu khi xảy ra hiện tượng quay vòng thiếu trên xe có hệ thống xDrive

62

Hình 5.6 Cân bằng của xe khi không có hệ thống xDrive khi xe quay vòng thiếu

Khi xe bắt đầu có dấu hiệu của sự mất lái do hiện tượng thiếu lái thì ngay lập tức DSC sẽ thực hiện việc phanh bánh sau bên trong lại, lực phanh tạo ra lúc này có tác dụng như 1 tâm quay để tạo ra mômen bù chống lại lực trượt ngang, đồng thời cung cấp mômen nhiều hơn đến bánh sau bên ngoài để giúp xe lấy lại cân bằng và tiến về phía trước trên cung đường mong muốn.

63

CHƯƠNG 6. CÁC CHỨC NĂNG MỚI CỦA XDrive / DSC8+ 6.1 các chức năng mới của xDrive/DSC8+

- Hỗ trợ xuống dốc (HDC) - Hỗ trợ giảm tác động khi phanh - Làm khô đĩa phanh - Hỗ trợ giảm nóng phanh

- Phanh dự phòng - Hỗ trợ khởi hành ngang dốc

6.1.1 Hỗ trợ xuống dốc (HDC)

Giống như các mẫu xe được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian ra đời trước đó của BMW, AWD của BMW 5 Series (E61) cũng có chức năng hỗ trợ xuống dốc cho xe trên những đoạn đường dốc trong tình trạng bình thường hoặc trong điều kiện mặt đường kém như mưa, tuyết, cỏ. Chức năng này có thể giúp người lái vẫn kiểm soát được chuyển động của xe dù không cần dùng đến bàn đạp phanh trong khi xuống dốc. Cùng hoạt động song song với hệ thống chống bó cứng phanh ABS nên nhiệm vụ của HDC là vừa ngăn không cho các bánh xe bị khóa cứng dẫn đến trượt lếch vừa tự động giảm tốc độ của xe đến một tốc độ ổn định được lập trình trước bằng việc liên tục tác động bàn đạp phanh để xe có thể xuống dốc được an toàn. Bên cạnh khả năng tự động làm việc thì chức năng HDC cũng có thể được kích hoạt hoặc tắt đi bằng tay thông qua nút nhấn được đặt trên bảng điều khiển. Khi HDC được kích hoạt, cơ cấu chấp hành của DSC8+ sẽ điều khiển việc tăng hay giảm áp suất phanh ở tất cả 4 bánh xe vì thế xe có thể xuống dốc ổn định với tốc độ khoảng 12 km/h.

HDC sẽ hoạt động trong khi:

- Đèn LED báo hiệu chế độ ON của HDC sáng lên - Tốc độ xe dưới 40 km/h

- Độ mở bàn đạp ga lớn hơn 75%

- Xe nhận biết được khả năng xuống dốc sắp xảy ra

HDC sẽ cảm nhận sự thay đổi về độ dốc của mặt đường thông qua các tín hiệu tốc độ bánh xe từ các cảm biến tốc độ bánh xe và tín hiệu tải động cơ từ bộ phận kiểm soát động cơ. Hai yếu tố quan trọng này sẽ được gửi tới bộ điều khiển DSC8+ thông qua mạng CAN. Nếu sự thay đổi sắp xảy ra trong khi tốc độ của xe lúc này đang nhỏ hơn 60 km/h, đèn LED sẽ sáng để báo

64 hiệu người lái HDC đang trong chế độ chờ và sẵn sàng làm việc. Tuy nhiên, chức năng HDC sẽ chỉ hoạt động khi tốc độ của xe nhỏ hơn 40 km/h trong tất cả mọi trường hợp.

Hình 6.1 Hệ thống hỗ trợ xuống dốc trên xe BMW

6.1.2 Làm khô đĩa phanh

Như chúng ta đã biết, các phanh đĩa sẽ bị ướt khi xe hoạt động trong điều kiện mặt đường ẩm ướt như khi trời mưa, điều này sẽ làm gián đoạn quá trình phanh, dẫn đến giảm hiệu quả phanh.

Chức năng làm khô đĩa phanh có nhiệm vụ ngăn không cho các đĩa phanh bị ướt khi hệ thống phanh hoạt động, điều này sẽ loại bỏ khoảng thời gian hao phí giữa những lần má phanh tác dụng vào màng nước trên đĩa phanh, từ đó cải thiện hiệu suất phanh. Chức năng này hoạt động phụ thuộc vào vị trí của cần gạt nước và tín hiệu từ cảm biến nước mưa cũng như cảm biến ánh sáng. Các đĩa phanh sẽ tự động được làm khô bằng cách ép nhẹ các má phanh vào đĩa phanh theo các chu trình đã được yêu cầu trước, việc làm này sẽ cải thiện khả năng phanh trong điều kiện ẩm ướt.

Trong quá trình hoạt động, áp suất trong hệ thống phanh sẽ tăng đến khoảng 1 Bar và các má phanh bị ép trong khoảng 1.5s.

Chức năng làm khô đĩa phanh được thực hiện khi các điều kiện sau xảy ra:

- Tốc độ xe trên 70 km/h

- Cần gạt nước hoạt động liên tục trong giai đoạn 1 (nhanh) hoặc giai đoạn 2 (chậm)

Khoảng thời gian lập lại của quá trình phụ thuộc vào từng giai đoạn hoạt động của cần gạt nước:

65 - Giai đoạn 1 - 200s

- Giai đoạn 2 - 120s

- Từ tháng 9 năm 2005 trở về sau là khoảng 90s

Hình 6.2 Đĩa phanh cùng màng nước mưa trước và sau khi được làm khô

6.1.3 Phanh dự phòng

Khi di chuyển trên đường, sẽ có thời điểm người điều khiển gặp 1 số trường hợp nguy hiểm khiến họ giật mình, đồng thời nhả bàn đạp ga và đạp phanh gấp. Ngay tại lúc này chức năng phanh dự phòng sẽ hoạt động. Chức năng này có nhiệm vụ tự động đưa má phanh lại gần đĩa phanh hơn bình thường bằng cách tăng nhẹ áp suất phanh lên khoảng 2.5 Bar trong khoảng 0.5s khi phát hiện thấy sự nhả của bàn đạp ga diễn ra quá nhanh. Điều này sẽ giúp giảm quãng đường phanh (khoảng 30 cm khi xe di chuyển với tốc độ 100 km/h).

Chức năng phanh dự phòng sẽ hoạt động khi gặp các điều kiện sau:

- Tốc độ xe trên 70 km/h

- Khoảng thời gian giữa lần nhấn ga và đạp phanh ít nhất là 8s

- Chức năng phanh dự phòng không hoạt động khi kết hợp với các kiểu xe tăng tốc đột ngột (xe thể thao)

66 Bộ điều khiển DME / DDE sẽ đưa ra các tín hiệu hiển thị của sự nhả bàn đạp ga thông qua mạng PT- CAN.

Hình 6.3 Đồ thị biễu diễn sự thay đổi áp suất phanh khi ứng dụng và không ứng dụng chức năng phanh dự phòng

Bảng 6.1 Ý nghĩa của đồ thị áp suất phanh Mục

lục

Chú thích

P Áp suất phanh (Bar)

T Thời gian (ms)

1 Áp suất phanh ban đầu khi người điều khiển đạp phanh 2 Áp suất phanh khi phanh dự phòng hoạt động 3 Áp suất phanh khi không có phanh dự phòng

6.1.4 Hỗ trợ giảm tác động khi phanh

Sẽ có nhiều trường hợp khi xe di chuyển trên đường, người điều khiển cần thiết phải đạp phanh. Có thể đạp phanh với lực ít để tránh những chướng ngại vật, người hay những con vật đang băng qua đường ở khoảng cách xa không gây nguy hiểm hay đơn giản chỉ là dừng đèn đỏ. Cũng có thể đạp phanh với lực nhiều hơn trong những trường hợp khẩn cấp có thể gây nguy hiểm cho xe và người lái. Tuy nhiên, dù đạp phanh trong trường hợp nào thì vẫn tạo ra

67 gia tốc theo chiều dọc hay lực quán tính tác động lên người lái từ phía sau. Chính vì vậy, chức năng hỗ trợ giảm tác động khi phanh được thêm vào trên xe BMW với mục đích giảm thiểu điều này, tạo cho người điều khiển và hành khách cảm giác thoải mái hơn khi phanh xe. Tuy nhiên, chức năng này chỉ hoạt động trong trường hợp lực phanh được tạo ra không nhiều (nhỏ hơn 25 Bar) vì để đảm bảo tối đa tính an toàn, quãng đường phanh ngắn nhất cần có cho xe và người lái trong những tình huống khẩn cấp cần nhiều lực phanh hơn (lớn hơn 25 Bar) nên chức năng sẽ không hoạt động trong các trường hợp này.

Khi nhận được tín hiệu tốc độ xe hiện tại từ cảm biến tốc độ bánh xe, đồng thời kết hợp thông tin từ áp suất phanh được tạo ra khi người lái đạp phanh. Bộ điều khiển DSC8+ sẽ kiểm tra và điều khiển để chức năng hỗ trợ giảm tác động khi phanh hoạt động bằng cách giảm lực phanh được tạo ra ở cầu sau ở cuối của chu trình phanh. Điều này vừa giúp xe giảm tốc an toàn vừa giúp giảm gia tốc hay lực quán tính tác động lên người lái và hành khách (khoảng 50% so với khi chức năng này không hoạt động).

Hình 6.4 Đồ thị biễu diễn sự thay đồi về gia tốc tác động lên người lái và hành khách khi chức năng hoạt động và không hoạt động

68

Bảng 6.2 Ý nghĩa các ký hiệu của đồ thị gia tốc

Mục lục Chú thích

m/𝐬𝟐 Gia tốc

s Thời gian

Đỏ Gia tốc khi xe không có chức năng hỗ trợ giảm tác động khi phanh Xanh Gia tốc khi xe có chức năng hỗ trợ giảm tác động khi phanh -50% Sự chênh lệch về mức giảm gia tốc

6.1.5 Hỗ trợ giảm nóng phanh

Khi xe xuống dốc trong 1 thời gian dài hoặc sử dụng kết hợp đồng thời nhiều loại phanh (áp suất phanh lớn hơn 80 bar) có thể sinh ra nhiệt độ cao ở các phanh đĩa (lớn hơn 550°C). Nhiệt độ cao này sẽ gây ra 2 vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất khi hoạt động liên tục giữa má phanh và đĩa phanh đang có nhiệt độ cao như vậy sẽ làm cho các thành phần của má phanh nóng lên và có thể bị phá hủy 1 phần, làm giảm sự ma sát cần có giữa 2 bộ phận này, giảm hiệu quả phanh. Thứ hai khi nhiệt độ cao sẽ làm cho dầu phanh sôi lên, có khả năng sinh ra các bọt khí trong xy lanh phanh, mà khí là chất có tính nén nên sẽ cản trở rất nhiều đến quá trình đưa dầu phanh đến các má phanh, từ đó giảm hiệu quả phanh một cách rõ rệt.

Để xử lý điều này, bộ điều khiển DSC8+ sẽ tính toán và xử lý nhiệt độ ở các phanh đĩa dựa vào các thông tin thu được từ:

- Áp suất phanh tạo ra - Thời gian phanh thực tế

- Tốc độ giảm tốc của xe

Nếu bộ điều khiển DSC8+ xác định được một trong hai vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các má phanh và dầu phanh sắp xảy ra, hệ thống sẽ đóng 1 số van dầu phanh và mở bơm dầu ABS. Điều này sẽ giúp tăng áp suất phanh ở các bánh xe và ngăn sự mất hiệu quả khi phanh xảy ra.

69

Hình 6.5 Đĩa phanh đang chịu nhiệt độ cao 6.1.6 Hỗ trợ khởi hành ngang dốc

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc được kích hoạt khi xe đang dừng giữa dốc và bắt đầu khởi hành để đi tiếp. Lúc này, người lái sẽ nhả phanh và nhấn ga để xe tiến về trước. Tuy nhiên, thông thường việc chuyển từ chân phanh sang chân ga sẽ mất vài giây. Do đó, nếu cảm giác không tốt, xe có thể bị trôi ngược về sau hoặc trường hợp nhấn ga quá mạnh, xe có thể vọt lên trước gây nguy hiểm cho xe khác. Chính vì những hạn chế này, chức năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc ra đời để giúp người lái thoải mái hơn trong việc chuyển từ chân phanh sang bàn đạp ga mà không lo về các trường hợp nguy hiểm xảy ra. Chức năng có nhiệm vụ giữ xe trong một thời gian ngắn (khoảng 2s) sau khi người lái nhả phanh bằng cách tự động điều chỉnh áp suất phanh cần thiết (khoảng từ 10 đến 70 Bar tùy vào độ dốc). Việc xác định độ dốc được điều khiển bởi bộ điều khiển DSC8+ thông qua một cảm biến đo gia tốc theo chiều dọc. Đặc biệt, chức năng này hoạt động cả khi người điều khiển muốn tiến về trước hay lùi về sau trên đường dốc.

70

Hình 6.6 Chức năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc trên xe BMW

6.2 Hoạt động của hệ thống dự phòng

Để duy trì các chức năng của hệ thống AWD trong trường hợp tín hiệu của một số cảm biến quan trọng bị lỗi hoặc bộ điều khiển DSC bị hỏng, hệ thống có 1 chức năng điều khiển dự phòng được tích hợp trong bộ điều khiển hộp số phụ. Kiểu điều khiển này hoạt động dự bị cho bộ điều khiển ly hợp hộp số phụ trong bộ điều khiển DSC. Chức năng điều khiển dự phòng chỉ gồm 2 chức năng điều khiển là kiểm tra các thông tin đầu vào và điều khiển kéo-trượt. Các tín hiệu tốc độ bánh xe rất quan trọng với việc kiểm soát lực kéo-trượt. Các tín hiệu từ động cơ, góc đánh lái và gia tốc xoay xe được dùng chủ yếu cho việc kiểm tra các thông tin đầu vào. Nếu các tín hiệu cảm biến đơn bị lỗi, thì các giá trị thay thế được tính đến và các chức năng liên quan hoạt động với mức độ kiểm tra mở rộng ra.

Biện pháp dự phòng này sẽ được kéo dài cho tới khi việc điều khiển dẫn động 4 bánh toàn thời gian không còn khả thi nữa. Trong trường hợp này, người lái sẽ được cảnh báo bởi đèn DSC / xDrive hiển thị trên bảng điều khiển và các tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh.

71

CHƯƠNG 7. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BMW

Trong quá trình sửa chữa các sai sót tạo ra sự không hài lòng cho khách hàng và bộ phận dịch vụ. Khi chẩn đoán sai hoặc xuất hiện các lỗi khác làm tăng thêm thời gian chờ đợi cho khách hàng điều này không nên có làm mất sự tin tưởng của khách hàng. Nếu xe không được sửa chữa hiệu quả thì năng suất của kỹ thuật viên bị ảnh hưởng. Dành một chút thời gian để thực hiện công việc chẩn đoán có thể giúp cho chúng ta xác định được nguyên nhân, bộ phận nào hư hỏng, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sửa chữa, do đó quy trình chẩn đoán là không thể thiếu trong khi sửa chữa. Vì các hệ thống trong tương lai ngày càng phức tạp, và hiện đại nên quá trình chẩn đoán như là công cụ chính để hổ trợ chúng ta trong khi sửa chữa.

Khi quy trình chẩn đoán hiệu quả sẽ

- Tiết kiệm thời gian sửa chữa

- Đáp ứng khách hàng bằng cách giảm thời gian đỗ xe - Tăng lợi nhuận của công ty

- Tăng niềm tự hào và thu nhập của kỹ thuật viên

7.1 Giới thiệu quy trình chẩn đoán của BMW Bao gồm 5 bước Bao gồm 5 bước

- Xác minh khiếu nại của khách hàng "Trải nghiệm Triệu chứng" - Phân tích vấn đề

- Cô lập vấn đề - Sửa chữa vấn đề - Kiểm tra sửa chữa.

7.1.1 Xác minh khiếu nại của khách hàng: Trải nghiệm triệu chứng

Hầu hết các triệu chứng bạn nhận được đầu tiên là từ việc mô tả khiếu nại của khách hàng. Khiếu nại là mô tả của khách hàng về một triệu chứng mà họ đang trải qua, đây là bước quan trọng không thể thiếu để xác định triệu chứng hư hỏng ban đầu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống xdrive trên dòng xe BMW (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)