Ƣu điểm:
- Khả năng phanh của hệ thống phanh tái sinh đủ để làm chậm xe trong hầu hết các trƣờng hợp nhƣ mong muốn.
- Một phần năng lƣợng đƣợc nạp lại cho bộ pin, do đó tăng phạm vi hoạt động của xe lên từ 10- 25 %, tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành.
- Độ mòn của hệ thống phanh cơ khí truyền thống và lốp bánh xe đƣợc giảm thiểu đến mức đáng kể, do đó tuổi thọ của những chi tiết này đƣợc tăng lên và giảm chi phí thay thế.
- Giảm phát thải bụi phanh. Nhƣợc điểm:
- Mặc khác phanh tái sinh chỉ là hệ thống hỗ trợ cho việc giảm tốc độ trong một số trƣờng hợp nhƣ: dừng đèn đỏ, đỗ đèo...Và không thể thay thế phanh cơ khí khi xảy ra các trƣờng hợp khẩn cấp.
- Hầu nhƣ không thể thu hồi toàn bộ năng lƣợng phanh. Khi đang lái ô tô trên đƣờng cao tốc trong trƣờng hợp cần phanh gấp, phải tiêu tốn nhiều năng lƣợng để ô tô dừng lại một cách an toàn. Đổi lại, một phần năng lƣợng phanh phải đƣợc truyền trực tiếp vào phanh chứ không phải vào hệ thống tái sinh.
- Một vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh khi phanh tái sinh đƣợc áp dụng cho hệ thống phanh trên xe dẫn động một cầu. Khi phanh tái sinh hoạt động, mô-men xoắn âm tác động lên các bánh dẫn động. Do đó, mô-men âm tác dụng lên các bánh có phanh trong khi các bánh không có phanh có thể quay tự do. Sự phân bố không đều này xảy ra trƣờng hợp ăn mòn lốp và phanh không đồng đều. Điều này có thể gây trƣợt bánh xe có phanh [1].