Ngày nay, sự tập trung vào vấn đề môi trƣờng đã mang lại sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những lĩnh vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất là ngành công nghiệp ô tô. Với sự thúc đẩy để làm cho công nghệ thân thiện với môi trƣờng hơn, xe điện đã đƣợc chú ý rất nhiều. Mức độ tiêu thụ cao của nhiên liệu hóa thạch trong các phƣơng tiện giao thông đã thúc đẩy các nghiên cứu tìm cách cải thiện tỷ lệ tiêu thụ. Một trong những công nghệ ra đời từ quá trình tìm kiếm cải tiến này là phanh tái sinh.
Hệ thống phanh trên xe động cơ đốt trong truyền thống dựa trên công nghệ phanh thủy lực. Tuy nhiên, công nghệ này có nhiều nhƣợc điểm - chủ yếu là lãng phí năng lƣợng lớn. Một ô tô đang chuyển động thì sinh ra rất nhiều động năng. Khi ngƣời lái đạp phanh, có rất nhiều sự chuyển hóa năng lƣợng diễn ra. Động năng của ô tô chuyển thành nhiệt năng khi ô tô chạy chậm dần đều. Vì ô tô rất nặng nên sinh ra một lƣợng lớn nhiệt năng. Vì nhiệt năng sinh ra không đƣợc thu giữ trong hệ thống phanh thủy lực, nên có một lƣợng lớn năng lƣợng bị hao phí. Hơn hết, sức nóng làm cho hệ thống phanh của xe bị mòn và ngày càng yếu đi.
Việc sử dụng hệ thống phanh tái sinh trong xe điện đã khắc phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm của hệ thống phanh thủy lực truyền thống. Trong môi trƣờng đô thị, phanh tái sinh có thể thu hồi khoảng một nửa tổng năng lƣợng phanh. Vì phanh tái sinh rất nhiều lợi ích cho cả ngƣời sử dụng và môi trƣờng nên công nghệ này hầu nhƣ đƣợc trang bị trên tất cả ô tô điện.