CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.4. Quy trình thực nghiệm làm Fingerprint
3.4.2.1. Chuẩn bị vật liệu
Sleeve
Ống Sleeve được sử dụng tại nhà máy Tetra Pak gồm hai loại chính. + Sleeve twinlock: Loại Sleeve
được bọc một lớp Polyurethane (PU) lên trên một ống lồng đế. Lớp xốp PU này được phủ thêm một lớp polymer đặc biệt có đặc tính duy trì kết dính.
+ Sleeve bọc Tape: Loại Sleeve này chỉ bọc một lớp PU chống xước lên trên một ống lồng đế sau đó dán Tape lên trên để liên kết bản in với Sleeve
35
Sleeve cũng cần được đo đạc bề mặt cả trong lẫn ngồi thường xun, vì trong q trình sử dụng lâu ngày khi qua hóa chất tẩy rửa, hoặc do tác động cơ học trong quá trình sử dụng, sleeve sẽ biến dạng và có hiện tượng oval từ đó cũng sẽ gây ra hiện tượng GTTT và mất mực.
Kiểm tra Ovality trên Sleeve
Sử dụng thiết bị đo S2T Gauge Meter để đo độ Ovality trên trục Sleeve trước khi mounting. Công cụ này được thiết kế gồm một đồng hồ so điện tử với tay cầm (dial indicator), một vịng kim loại có chức năng làm giá đỡ cho đồng hồ đo khi không sử dụng, một chân đế xoay có nhiệm vụ xoay trục khi kiểm tra.
Hình 3.7 : Cấu tạo của thiết bị S2T Gauge Meter
Trong khi đo, ta chỉ sử dụng đồng hồ so điện tử để đo bề mặt bên ngồi của trục sleeve, chức năng chính của đồng hồ so điện tử là đo độ tròn, độ đồng tâm của trục. Lợi thế của thiết bị này là dữ liệu đo chính xác hơn các loại đồng hồ so cơ khí, thiết kế thêm thanh kẹp với tay cầm giúp cân bằng và tránh tác động đến đầu đo, dữ liệu sau khi đo có thể kết nối với máy tính để quản lý tốt nhất.
Nguyên lý đo như sau: Đặt Sleeve vào một trục quay. Đặt thanh đo lên trục Sleeve sao cho đầu đo thẳng đứng và cố định với trục Sleeve. Điều chỉnh chế độ đo và vị trí đo của đồng hồ so điện tử. Khởi động trục quay và bắt đầu đo. Đo tại 3 vị trí là ở đầu, chính giữa và đi của trục Sleeve.
36
Tại nhà máy Tetra Pak, số lượng đơn hàng sản xuất trong ngày rất lớn chính vì thế để sử dụng Sleeve hiệu quả người ta cần thêm một hệ thống quản lý trục Sleeve, hệ thống này sẽ kết nối với thiết bị đo S2T để nhận dữ liệu đo sau đó phân tích dữ liệu nhằm quản lý trục Sleeve trước khi mounting. Các trục Sleeve có thơng số nằm ngồi dung sai, hay nói cách khác là bị oval sẽ được loại bỏ và báo cáo đến bộ phận kho để mang đi.
Hình 3.9: Dữ liệu được chuyển đến hệ thống quản lý Sleeve
Trên giao diện chính ta sẽ thiết lập các thơng số về độ dài lặp lại, mã số Sleeve, chế độ đo, dung sai cho phép, tên người vận hành sau đó tiến hành đo Sleeve. Các vị trí nằm ngồi dung sai sẽ hiện màu đỏ và người vận hành nhận biết vị trí bị Oval.
37
Thơng số Sleeve:
Bảng 3.2: Thơng số trục sleeve
Đường kính trong của trục (mm) 146,539
Chiều dài trục (mm) 1660 ± 3
Chiều dài lặp lại (Repeat Lenght) 640 (mm) 560 (mm) 540 (mm)
Độ biến dạng (µm) ≤50 (Tốt)
>50 đến ≤100 (Tạm) >100 (Loại bỏ)
Độ cứng [Shore D] >75
Keo dán bản lên trục Sleeve
Trong quá trình chế bản Flexo, chúng ta cần một lớp băng keo hai mặt làm trung gian để liên kết bản in vào trục Sleeve. Lớp băng keo phải chắc chắn và đáp ứng các tiêu chí về độ dày cũng như độ bám dính.
Chú ý:
Băng keo được lựa chọn để dán bản cần đạt những yếu tố về: + Tính chất bề mặt
+ Độ bền cơ học + Độ đàn hồi + Độ bám dính
+ Bề mặt phải đồng đều khi được mounting.
Đặc điểm của phương pháp in flexo là “kissprint”, khi thay đổi áp lực cho dù nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc gia tăng tầng thứ. Trong cùng một băng keo dán bản khi được dán trên Sleeve, khơng có sự chênh lệch vượt q 0.02mm, vì nếu có sự chênh lệch lớn như vậy sẽ gây ra thay đổi độ dày của tape và xảy ra hiện tượng bouncing. Ngoài ra, những nơi khác sẽ mất mực, do áp lực không đồng đều.
38
Thông số của Tape:
Bảng 3.3: Thông số của Tape
Nhà cung cấp 3M
Độ dày 0,56 ± 0,04 mm
Sức căng lbs./in. (N /100mm 6 (280)