Thiết lập bảng dữ liệu sản xuất

Một phần của tài liệu Tiến hành fingerprint định kỳ để hiệu chỉnh máy in flexo VT flexo 175 ES37 tại công ty tetra pak binh duong đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.4. Quy trình thực nghiệm làm Fingerprint

3.4.4. Thiết lập bảng dữ liệu sản xuất

Khi chúng ta tiến hành bất kỳ một thí nghiệm hay một thực nghiệm nào đó thì việc ghi chép lại dữ liệu là cực kỳ hữu ích để q trình xử lý dữ liệu được minh bạch vì thế sẽ dễ dàng thiết lập hoặc điều chỉnh khi có sai lệch. Thiết lập dữ liệu cịn giúp tóm tắt được tồn bộ q trình nghiên cứu mà ta thực hiện do đó bất kỳ ai cũng có thể hiểu khi đọc qua nó. Đối với thực nghiệm fingerprint cũng tương tự, chúng ta cần thiết lập dữ liệu để kiểm sốt quy trình in. Nhưng để thiết lập bảng dữ liệu một cách khoa học lại là chuyện tương đối phức tạp. Từng bước tiến hành thực nghiệm fingerprint phải được xác định cụ thể và ghi chép theo trình tự từ đầu đến cuối của thực nghiệm fingerprint. Ta sẽ chia các bước thiết lập thành những bảng dữ liệu như sau:

Bảng thông số thiết bị và vật liệu

Đầu tiên phải thiết lập bảng dữ liệu hoạt động của thiết bị. Bảng này nhằm thiết lập công việc và xác định tất cả các thông số về thiết bị (prepress, printing). Các tiêu chuẩn về RIP như (trame, line, text, barcode, ...). Đặc biệt là các biến số về máy in như (lực căng, nhiệt độ sấy, dao gạt mực, ...). Kế tiếp cần xác định các thông số hiệu chuẩn thiết bị đo kiểm như (máy đo màu X-rite, máy đo bản X-rite 361T, ...). Cuối cùng, tất cả các thông số vật liệu (giấy, mực, băng keo, anilox, ...) được sử dụng để thực nghiệm fingerprint cũng được tóm tắt cụ thể vào bảng dữ liệu này.

Chú ý: Đánh dấu hoặc bôi đậm những biến số quan trọng trên thiết bị và vật liệu.

Bảng dữ liệu thực nghiệm fingerprint

Để xác minh chất lượng dữ liệu từ kết quả thực nghiệm cần phải ghi chép lại đúng các bước tiến hành fingerprint. Bảng dữ liệu là các thơng số được tóm tắt ở (phụ

lục 5,6,7,8). Phương cách thu thập dữ liệu dựa trên các bước như sau:

73

+ Tạo dữ liệu thực nghiệm: trước tiên cần diễn giải các mục tiêu và tiêu chuẩn

đề ra cho phép của cơng ty, ví dụ các tiêu chuẩn (density, dot area, trapping, ...). Sau đó thuật lại cách dừng máy để lấy mẫu đo, cụ thể là thời gian dừng máy, tốc độ chạy máy, số lượng mẫu được lấy đo, vị trí lấy mẫu, ... Ngay lúc này cũng sẽ tiến hành đo đạc như kế hoạch fingerprint ban đầu và nhập vào các bảng dữ liệu theo mục tiêu của từng bước quy trình fingerprint.

+ Xử lý dữ liệu thực nghiệm: Các biến số đo đạc được phải cụ thể tức là những

biến số đo đạc ở vị trí Lane nào, vị trí nào trên tờ fingerprint. Sau khi hoàn tất việc đo đạc và nhập tất cả thông số vào bảng, sẽ tiến hành tính trung bình các giá trị trên tất cả các mẫu đo và nhập vào cột tính trung bình trên bảng dữ liệu.

+ Phân tích và báo cáo dữ liệu thực nghiệm: Từ kết quả trung bình, ta sẽ phân

tích dữ liệu và so sánh dựa trên mục tiêu và tiêu chuẩn của công ty đã được thiết lập khi nãy. Kết quả so sánh sẽ được tổng hợp ngắn gọn và báo cáo lại trong một bảng dữ liệu cuối cùng.

Chú ý: Khi so sánh, nếu như kết quả biến số nằm ngoài dung sai tiêu chuẩn của

nhà máy thì phải đánh dấu và bơi đỏ biến số đó để điều chỉnh hoặc bù trừ lại trong lần thực nghiệm kế tiếp.

Một phần của tài liệu Tiến hành fingerprint định kỳ để hiệu chỉnh máy in flexo VT flexo 175 ES37 tại công ty tetra pak binh duong đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ in (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)