Thống kê cấp xã
Cơng chức Văn phịng thống kê cấp xã có vai trị đặc biệt quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã. Năng lực thực thi công vụ của công chức quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, chất lượng của nền hành chỉnh nhà nước ở cở sở. Để nền kinh tế của xã ngày càng phát triền, các vấn đề xã hội được giải quyết hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,... phụ thuộc nhiều vào nâng cao năng lực của cơng chức. Vì vậy, việc nâng cao năng lực của cơng chức Văn phòng - thống kê cấp xã hiện nay ở nước ta nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng là một xu thế tất yếu và là yêu cầu cấp bách vì các lý do sau:
Một là, để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng giao trong thời kỳ mới,
ngồi việc xây dựng cơng chức vững vàng về chính trị, có phâm chất, năng lực, tận tụy với cơng việc, cịn địi hỏi phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức. Đây được coi là một sự cần thiết khách quan, bởi lẽ, nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp.
Hai là, yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh
tế thị trường và hội nhập quốc tế
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức tạp địi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trên các lĩnh vực Như quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cũng cố quốc phòng, giữ
vững an ninh quốc gia, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. So với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trong nền kinh tế thị trường, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, cơng chức vẫn cịn nhiều bất cập, hạn chế. Mặt trái của kinh tế thị trường đã kích thích lối sống thực dụng, hưởng thụ, tiêu dùng vật chất và chủ nghĩa cá nhân; tại Nghị quyết TW4, khóa IX cũng đã nhận định: “sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, đảng viên với những biểu hiện Như quan liêu, tham nhũng, thối hóa, biến chất”[13].
Do vậy, nâng cao năng lực cơng chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân và vì nhân dân và sự nghiệp CCHC:
Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2020 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI xác định. Đó là một Nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững thành quả cách mạng; là nhà nước có đội ngũ cán bộ cơng chức trong sạch, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Những yêu cầu đó đặt ra trách nhiệm nặng nề đòi hỏi nhà nước và mỡi địa phương phải có những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực cơng chức nói chung và năng lực cơng chức Văn phịng thống kê cấp xã nói riêng.
Cải cách nền HCNN là một bộ phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cơng chức khơng chỉ đáp ứng u cầu, địi hỏi bức xúc nội tại của nguồn nhân lực quốc gia, mà cịn là nhân tố có tính quyết định trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách nền HCNN. Mục tiêu của Chương trình CCHC trong giai đoạn mới là xây dựng một nền hành chính phục vụ, trong sạch, minh bạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề cơ bản nhất, mấu chốt nhất quyết định thắng lợi là vấn đề nâng cao năng lực của công chức.
Công chức là nhân tố quyết định trong việc xây dựng nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Việc nâng cao năng lực của cơng chức nói chung và năng lực cơng chức Văn phịng thống kê cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là đòi hỏi khách quan, cần thiết của cải cách nền hành chính nhà nước ta.
Bốn là, xuất phát từ những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế hiện có của
cơng chức:
Thực tiễn những năm cho thấy những thành tựu về kinh tế đã đạt được của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Hải Lăng có sự đóng góp cơng sức, trí tuệ của công chức. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới và chương trình cải cách hành chính thì vẫn chưa đáp ứng đủ năng lực thực thi công vụ.
Qua báo cáo tổng kết chương trình tổng thể CCHC nhà nước, trên địa bàn huyện Hải Lăng năm 2020, cho thấy:
- Điểm yếu lớn nhất là chất lượng cơng chức cấp xã nói chung và cơng chức văn phịng - thống kê cấp xã nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế mới, kiến thức về QLNN mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp chỉ đạt được ở tỷ lệ thấp, bằng cấp, chứng chỉ tăng nhưng
chất lượng thật sự của cơng chức có bằng cấp chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại, nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công chức tuy đã có một số đổi mới, nhưng chưa có những cải cách cơ bản.
- Một bộ phận khơng nhỏ cơng chức cấp xã suy thối phẩm chất, đạo đức, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật cơng tâm, khách quan, khơng vì u cầu cơng việc, bố trí khơng đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng đối ngũ cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, QLNN. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.
Như vậy nâng cao năng lực cơng chức cấp xã nói chung và cơng chức Văn phịng - thống kê cấp xã nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.