Ở Pháp, Phòng xã hội - giáo dục và Ủy ban án treo và trợ giúp mãn hạn tù là hai cơ quan - nhân sự thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng. Các cơ quan này thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng tại các trại giam, bao gồm: Giáo dục phổ thông; hoạt động dạy nghề; các trợ giúp về tinh thần và các hoạt động văn hóa xã hội. Khi đƣợc trả tự do, các tù nhân đƣợc thông báo về các trợ giúp mà họ có quyền đƣợc hƣởng, đặc biệt là từ các Ủy ban án treo và trợ giúp ngƣời mãn hạn tù của địa phƣơng nơi họ cƣ trú. Các giấy tờ đƣợc trao cho ngƣời mãn hạn tù bao gồm: Giấy trả tự do, trong đó nêu rõ những khoản tài chính mà họ có tại các thời điểm ra tù, những khoản trợ giúp mà họ có thể có đƣợc hƣởng khi đƣợc thả và địa chỉ của Ủy ban án treo và trợ giúp ngƣời mãn hạn tù tại địa phƣơng mà họ sẽ về cƣ trú; giấy chứng nhận thời gian trong tù gửi cho Hiệp hội việc làm trong công nghiệp và thƣơng mại. Đối với các phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn các hoạt động trợ giúp đƣợc tiến hành tại thời điểm họ đƣợc trả tự do, cụ thể: Lo quần áo cho đối tƣợng không có khả năng tự lo cho mình; đối với đối tƣợng
không có khả năng tài chính, trại giam lo vé hoặc giúp họ có vé đi đến nơi mà họ có đủ điều kiện hợp pháp để sống. Phòng giáo dục - xã hội có nhiệm vụ tạo những điều kiện cần thiết để cho những ngƣời ốm đƣợc vào viện ngay sau khi họ đƣợc thả, đồng thời phòng này cũng đảm bảo rằng phòng chữa bệnh gần nơi ở của đối tƣợng nhất sau khi đƣợc trả tự do [14].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 1 cho thấy ngƣời chấp hành xong hình phạt tù là một phần của xã hội, do vi phạm pháp luật nên mới bị kết án, bị cách ly khỏi xã hội theo quy định của pháp luật hình sự. Tái hoà nhập cộng đồng là một công việc tất yếu và cần thiết đối với nhà nƣớc và toàn xã hội, nhất là trong thời điểm hiện tại khi cả thế giới và Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề quyền con ngƣời. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý và những quan niệm khác nhau của mọi ngƣời, những ngƣời phạm tội khi ra tù họ thiếu thốn phƣơng tiện vật chất, điều kiện việc làm, mang nhiều mặc cảm tự ti. Khoảng thời gian cách ly khỏi xã hội là khoảng thời gian mà họ mang nhiều suy nghĩ tiêu cực, cần đƣợc cảm thông và hƣớng dẫn để khi trở về với xã hội họ không bị bỡ ngỡ và có thể hoà nhập với xã hội trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc các vấn đề lý luận chung nhất về tái hoà nhập cộng đồng, pháp luật thi hành án hình sự về công tác tái hòa nhập cộng đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chỉ ra đƣợc các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc cũng nhƣ ý nghĩa của nó. Đây là cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng của việc tái hòa nhập cộng đồng ở chƣơng 2, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động tái hòa nhập cộng đồng tại Việt Nam; đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác này.
Chƣơng 2
QUY ĐỊNH VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT