Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động tái hòa nhập cộng

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 93 - 97)

đồng của người chấp hành xong hình phạt tù

Từ những bật cập ở chƣơng 2 cho thấy việc cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật là vô cùng cần thiết nhất là hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù từ cả nhu cầu chủ quan và khách quan trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nƣớc. Đây cũng là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến Pháp 2013 về việc đề cao các quyền của con ngƣời và cả các quyền của ngƣời phạm tội.

Căn cứ vào quan điểm, định hƣớng, chính sách, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta để hoàn thiện các quy định pháp luật về tái hòa nhập, có cái nhìn

đúng đắn, thẳng thắn về trách nhiệm của từng cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động tổ chức tái hòa nhập xã hội cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù. Đồng thời kiểm điểm, khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ nhƣ còn chƣa thực sự nhiệt huyết, trình độ chuyên môn yếu kém, năng lực hạn chế…

Công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời phạm tội luôn đòi hỏi tính tổ chức cao và tính xã hội rộng. Do đó, để công tác này thực sự hiệu quả đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền, ngƣời có thẩm quyền tăng cƣờng lãnh đạo, trau dồi trình độ nghiệp vụ của mình. Hiện nay, công tác tái hòa nhập xã hội đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù thực hiện dƣới chỉ đạo chung của các cấp ủy Đảng và chính quyền. Ngoài các tổ chức Đảng, chính quyền địa phƣơng cũng phải lên kế hoạch chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tại địa phƣơng mình hỗ trợ, giúp đỡ và thực hiện các biện pháp, chƣơng trình huy động nguồn lực, tạo công ăn việc làm và động viên về mặt tâm lý để giúp ngƣời mãn hạn tù ổn định làm ăn và sinh sống. Luật THAHS năm 2019 đã quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tái hòa nhập xã hội đối với ngƣời phạm tội; "Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tố quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong THAHS và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt

động THAHS theo quy định của pháp luật" [34].

Nhiệm vụ trọng tâm của THAHS là cách ly ngƣời phạm tội ra khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, để cải tạo, dạy dỗ, giao dục họ trở về làm con ngƣời lƣơng thiện có ích cho gia đình, cho xã hội và cho đất nƣớc. Trong thời gian này họ đƣợc học về văn hóa, pháp luật, các kỹ năng cần thiết mà trƣớc đây khi chƣa chấp hành án họ đã có cái nhìn sai lệch dẫn đến con đƣờng phạm pháp. Qua đó có thể thấy đƣợc bản chất nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta trong việc xử lý ngƣời phạm tội.

công tác này còn hạn chế, chƣa thống nhất, đồng bộ, thiếu tính sáng tạo và chƣa có giá trị pháp lý cao. Vì thế, chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý để các cơ quan, đoàn thể và mọi ngƣời chấp hành theo, chƣa phát huy đƣợc sự chung tay, góp sức trong công tác tái hòa nhập cộng đồng giúp ngƣời mãn hạn tù nhanh chóng tạo lập cuộc sống ổn định. Cho nên, việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn trong công tác tái hòa nhập cộng đồng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời chung tay góp sức giúp đỡ ngƣời mãn hạn tù trở về với cộng đồng hơn thế nữa còn giúp họ thiết lập những điều kiện cần thiết để khôi phục lại quyền tự do mà mình đã bị tƣớc bỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với sự hoàn thiện việc học hỏi, tham khảo, chọn lọc những mô hình hay, những kinh nghiệm quý báu từ các nƣớc trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành án phạt tù của Việt Nam gặt hái đƣợc nhiều thành công.

Từ những định hướng nêu trên tác giả có những kiến nghị sau:

- Trong thời gian tới để công tác này đạt kết quả tốt hơn thì Ủy ban nhân dân tỉnh cần phải chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu ban hành quy trình tiếp nhận, quản lý giáo dục người chấp hành xong án phạt tù về địa phương; chỉ đạo việc thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy

định tại Điều 23 Nghị định 49/2020/NĐ-CP và xem xét dành một phần kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc theo Điều 5 Nghị định 49/2020/NĐ-CP; chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc thực hiện Nghị định; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện; chỉ đạo xây dựng các giải pháp để huy động sự tham gia đóng góp

của toàn xã hội trong công tác giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng tái hòa nhập cộng đồng.

- Công an cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan

xây dựng quy chế để thực hiện nghị định, có những công tác chỉ đạo chuyên

nhiệm vụ và các hành động cụ thể của mình để góp phần thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả. Đối với những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trên địa bản Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung làm rõ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định, minh bạch và hiệu quả.

- Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù luôn phải gắn liền với pháp luật hình sự và THAHS. Do đó, để hoàn thiện pháp luật về THAHS phải đặt trong mối quan hệ với pháp luật hình sự. Trọng phạm vi này các cơ quan cấp Bộ, đặc biệt là Bộ Công an làm đầu mối xem xét, đánh giá và thực hiện công tác tham mƣu xây dựng các dự thảo, ban hành các văn bản hƣớng dẫn luật quy định rõ

trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng; hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các

khâu, liên thông giữa các cấp; Bên cạnh đó xây dựng các quy định về chính sách, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác tái hòa nhập cộng đồng nhằm đảm bảo hiệu quả công việc, đảm bảo về trách nhiệm, mang ý nghĩa khích lệ cho những công sức mà họ đã đóng góp cho công tác này. Căn cứ theo những cơ sở đó từng bƣớc chuyên môn hóa công tác tái hòa nhập cộng đồng dành cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù.

- Quy định chế tài xử phạt đối với các đối tượng không làm đúng chức trách, nhiệm vụ căn cứ theo quy định về tổ chức, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn. Áp dụng Nghị định 112/2020/NĐ-CP để xử lý các cán

bộ vi phạm tùy theo mức độ hậu quả mà áp dụng các hình thức xử lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, giáng chức, bãi nhiệm, hạ bậc lƣơng, buộc thôi việc (Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP). Cơ quan có thẩm quyền áp dụng

các thủ tục tố tụng theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong những hành vi của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Đề ra các chƣơng trình khuyến khích chính quyền địa phƣơng, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ xây dựng các chƣơng trình, mô hình giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù quay về địa phƣơng làm ăn sinh sống.

- Nhà nƣớc tập trung tuyên truyền, khuyến khích, động viên các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp xóa bỏ mặc cảm tạo công ăn việc làm cho ngƣời mãn hạn tù và đề xuất nhiều chính sách nhƣ: Ƣu đãi về nguồn vốn, thuế, … để các chủ thể chung tay giúp đỡ tạo cơ hội cho mình cũng là cho ngƣời khác.

- Quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của ngƣời mãn hạn tù về địa phƣơng nhƣ: hƣởng các chính sách hỗ trợ, nghĩa vụ báo cáo về việc tái hòa nhập của mình với chính quyền địa phƣơng; nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn trong việc tiếp nhận ngƣời phạm tội mãn hạn tù, quản lý và thực hiện các chính sách tái hòa nhập nhƣ: hỗ trợ về việc làm, tuyên truyền vận động ngƣời dân xóa bỏ mặc cảm với ngƣời mãn hạn tù và phối hợp với cơ quan công an trong việc quản lý ngƣời mãn hạn tù tại địa phƣơng và xóa án tích cho họ. Trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các cơ quan đoàn thể cơ sở nhƣ Mặt trận Tố quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân v.v ... trong việc vận động ngƣời mãn hạn tù tham gia sinh hoạt hội, đồng thời hỗ trợ về tinh thần và việc làm cho họ để họ xóa bỏ dần mặc cảm với cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tái hòa nhập cộng đồng trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)