cộng đồng
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng tại Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập sau đây:
2.2.2.1. Hạn chế về tổ chức thực hiện của các cơ quan tổ chức thi hành án phạt tù
Với tƣ cách là chủ thể áp dụng pháp luật về lao động đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù, các trại giam đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù. Trong đó việc định hƣớng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho phạm nhân đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các trại giam thực hiện các chế độ đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù không đồng bộ. Thời gian, công sức của ngƣời chấp hành hình phạt tù tập trung chủ yếu cho lao động, sản xuất. Việc đào tạo nghề tại các trại giam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, một phần do cơ sở vật
chất, điều kiện dạy nghề tại các trại giam, trại tạm giam còn hạn chế, các kỹ năng đƣợc học còn chƣa bắt kịp với xu thế ngoài xã hội nên nhiều phạm nhân sau khi ra tù chƣa có đƣợc một nghề nghiệp ổn định để kiếm sống mà vẫn phải sống dựa vào gia đình, đây cũng là một khó khăn cho phạm nhân khi tái hòa nhập cộng đồng.
Chất lƣợng giáo dục pháp luật, văn hóa, về trách nhiệm công dân cho ngƣời chấp hành án phạt tù còn nhiều bất cập. Nhà nƣớc chƣa có các chính sách cụ thể, riêng biệt về việc quản lý các đối tƣợng tái hòa nhập cộng đồng. Cơ sở vật chất giảng dạy của nhiều tỉnh thành còn sơ sài hơn nữa số phạm nhân luôn luôn vƣợt quá quy mô đáp ứng của từng địa bàn. Do đó, việc tái hòa nhập cộng đồng chƣa làm chuyển biến cơ bản tƣ tƣởng phạm nhân để họ quyết tâm tránh xa tội lỗi khi ra tù và chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
Công tác quản lý giam giữ phạm nhân ở một số trại giam, trại tạm giam còn sơ hở, hạn chế, yếu kém dẫn đến tình trạng phạm nhân vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, phạm tội mới.
Bảng 2.2: Số liệu phạm nhân đang chấp hành án phạt tù phạm tội mới tại các trại giam, trại tạm giam tại Việt Nam từ năm 2016 - 2020
Thời gian Số ngƣời đang chấp hành án
phạt tù Số ngƣời phạm tội mới
2016 137.131 81 (0,05%) 2017 137.259 59 (0,04%) 2018 135.887 27 (0,02%) 2019 132.684 39 (0,03%) 2020 137.159 18 (0,01%) Tỷ lệ trung bình 0,03%
Số phạm nhân phạm tội mới trong các trại giam, trại tạm giam ở Việt Nam chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,03% tổng số phạm nhân) và có chiều hƣớng giảm đáng kể. Nhƣng theo bảng số liệu 2.2 cho thấy từ năm 2016 đến năm 2020 tại các trại giam các trƣờng hợp phạm nhân phạm tội mới liên tục xảy ra. Việc phạm tội mới tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới công tác giáo dục, quản lý, chất lƣợng rèn luyện trong quá trình cải tạo của phạm nhân tại các cơ sở giam giữ, gián tiếp tác động xấu tới quá trình tái hòa nhập cộng đồng.
2.2.2.2. Hạn chế về phối hợp giữa trại giam và các cơ quan có thẩm quyền
Trong hoạt động tái hòa nhập công đồng đòi hỏi sự phối hợp giữa trại giam và các cơ quan trong việc chỉ đạo, hƣớng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ hành nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong hình phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc triển khai các quy định này tuy đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu.
Công tác tái hòa nhập cộng đồng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan, các ban ngành, đoàn thể có thẩm quyền của các địa phƣơng. Công tác tuyên truyền, triển khai các chính sách pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc phổ biến tới ngƣời dân, chƣa thu hút đƣợc sự hƣởng ứng đông đảo của nhân dân.
Công tác tiếp nhận, quản lý, theo dõi, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm, chỉ đạo đúng mức; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở, thủ trƣởng một số ngành, đơn vị, địa phƣơng chƣa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình trong công tác tái hoà nhập cộng đồng; nhất là việc giáo dục, giúp đỡ, tƣ vấn, tạo việc làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhiều địa phƣơng khi đề cập đến chính sách dành cho ngƣời mãn hạn tù trở về địa phƣơng mình chỉ đƣa ra chung chung mà không có cơ chế thực thi cũng nhƣ không
có sự trợ giúp nào cụ thể cho ngƣời phạm tội khi mãn hạn tù để họ tái hòa nhập với cộng đồng, có những địa phƣơng không nắm đƣợc tình hình cụ thể về những đối tƣợng trên.
Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành chức năng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù còn thiếu đồng bộ, chƣa thực sự chặt chẽ, số mô hình, cá nhân điển hình tái hòa nhập cộng đồng còn ít; chƣa có chế độ, chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tạo điều kiện tiếp nhận lao động là ngƣời tái hoà nhập cộng đồng. Một số đơn vị chƣa quan tâm, chỉ đạo còn buông lỏng công tác tái hòa nhập cộng đồng, chƣa quan tâm đúng mức, còn phó mặc cho Công an các cấp. Mặc dù hiện nay lực lƣợng Công an đƣợc coi nhƣ lực lƣợng nòng cốt trong công tác này nhƣng xét cho cùng thì lực lƣợng công an chỉ có nhiệm vụ quản lý đối tƣợng phạm tội mãn hạn tù về mặt hành chính nhằm ổn định trật tự, an ninh trên địa bàn và những hoạt động họ thực hiện cũng chỉ mang tính nghiệp vụ. Trên các địa bàn, ngoài cơ quan Công an thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình thì các cơ quan, đoàn thể và tổ chức khác chỉ tham gia khi có sự đôn đốc, chỉ đạo của cơ quan và lãnh đạo cấp trên. Các địa phƣơng chỉ quản lý nhân khẩu, hộ tịch và chƣa có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho ngƣời phạm tội tái hòa nhập cộng đồng tại địa phƣơng.
2.2.2.3. Hạn chế về tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành án phạt tù sau khi được trả tự do
Hiệu quả giáo dục cải tạo đối với ngƣời chấp hành hình phạt tù thể hiện cụ thể nhất ở việc hàng vạn ngƣời đã từng phạm tội sau khi chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân sống có ích cho xã hội. Quá trình giáo dục cải tạo tạo tốt, đƣợc trang bị những điều kiện cơ bản cho cuộc sống sau này, trong đó có khả năng đáp ứng về nghề nghiệp, sẽ
góp phần triệt tiêu mầm mống phạm tội. Việc đánh giá tỷ lệ tái phạm là một trong các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của công tác giáo dục tại trại giam.
Bảng 2.3. Số liệu phạm nhân tái phạm đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam ở Việt Nam từ năm 2016 - 2020
Thời gian 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ trung bình Số ngƣời tái phạm 40.947 (29,85%) 32.066 (34,33%) 36.587 (26,92%) 34.212 (32,19%) 36.587 (26,92%) (30,37%)
(Nguồn: Báo cáo công tác thi hành án của Chính phủ từ năm 2016 – 2020)
Dựa theo bảng số liệu phạm nhân tái phạm đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam ở Việt Nam, có thể thấy số phạm nhân tái phạm chiếm tỷ lệ đáng kể. Năm 2016 có 40.947 phạm nhân tái phạm, chiếm 29,85% tổng số phạm nhân. Tới năm 2020, tỷ lệ tái phạm giảm xuống còn 26,92% tổng số phạm nhân (36.587 ngƣời). Qua các năm số ngƣời tái phạm dao động trung bình với tỷ lệ 30,37%, tỷ lệ này phản ánh thực trạng của công tác tái hòa nhập cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những nguyên nhân xảy ra việc tái phạm là do ngƣời đã từng bị kết án tù thƣờng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Họ phải gánh chịu những áp lực về mặt tâm lý, phải đối mặt với sự dè chừng, cảnh giác, xem thƣờng hoặc sự kỳ thị của những ngƣời xung quanh, nên rất khó tìm kiếm đƣợc việc làm ổn định. Về mặt vật chất, do thất nghiệp, thu nhập bấp bênh và nghèo đói là yếu tố tác động rất lớn dẫn đến hành vi phạm tội của họ. Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, chính do công tác chuẩn bị cho những ngƣời sắp mãn hạn tù tái hòa nhập xã hội chƣa hiệu quả. Ngƣời chấp hành hình phạt
tù chƣa đƣợc trang bị những kỹ năng sống để quay lại với đời sống cộng đồng. Do kết quả lao động trong quá trình chấp hành án hạn chế, nguồn vốn từ Quỹ tái hòa nhập cộng đồng không đáng kể, hỗ trợ nguồn vốn cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù hầu nhƣ không có. Trong khi nhiều ngƣời không thể sử dụng đƣợc các ngành nghề đƣợc trang bị trong quá trình chấp hành án nhiều năm, nên khó tìm việc làm phù hợp, dẫn đến tái phạm tội.